Apple thu về hàng tỷ USD từ Google trên trình duyệt Safari

apple google
16:17 - 14/11/2023
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Bloomberg đưa tin ngày 14/11, Google phải chia cho Apple 36% tổng doanh thu mà công ty kiếm được mỗi năm từ các tìm kiếm thực hiện trên trình duyệt Safari trên iPhone, iPad và Mac.

Bloomberg dẫn ước tính của công ty quản lý tài sản Bernstein cho thấy, Apple nhận từ Google một khoản tiền khoảng 18-20 tỷ USD mỗi năm, đóng góp 15% tổng lợi nhuận hoạt động hằng năm của Apple. Giới chuyên gia cho rằng, động thái trên của Google nhằm mục đích trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của Apple.

Mới đây, AP đưa tin, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã đệ đơn kiện Google với cáo buộc rằng công ty này đã duy trì trái phép sự thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến bằng cách ký kết hợp đồng độc quyền với các nhà sản xuất thiết bị, nhà khai thác di động và các công ty khác khiến các đối thủ không có cơ hội cạnh tranh.

"Hành vi của Google là bất hợp pháp theo các nguyên tắc chống độc quyền truyền thống và phải bị ngăn lại. Google sở hữu hoặc kiểm soát các kênh phân phối tìm kiếm chiếm khoảng 80% các truy vấn tìm kiếm nói chung tại Mỹ. Chúng tôi yêu cầu toà án phải phá bỏ sự kìm kẹp của Google đối với việc phân phối kết quả tìm kiếm để sự cạnh tranh và đổi mới được duy trì", ông Ryan Shores, cố vấn cao cấp về công nghệ của DOJ cho biết.

Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong vụ kiện này là các công cụ tìm kiếm như Bing, DuckDuckGo, vẫn chưa thể giành được thị phần đáng kể.

Google hiện là công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của Apple.

Google hiện là công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của Apple.

Trong một tuyên bố hồi tháng 10, ông Satya Nadella, Giám đốc điều hành Microsoft cho biết, thỏa thuận giữa Apple và Google khiến các công cụ tìm kiếm khác như Bing không thể cạnh tranh.

Google giữ quan điểm rằng công ty cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với quy định pháp luật. Đồng thời, công ty cho biết, người dùng thích sử dụng công cụ tìm kiếm Google vì đó là công cụ tốt chứ không phải do Google có hành vi hạn chế cạnh tranh phi pháp.

Google lấy dẫn chứng Amazon khi cho biết gần một nửa số lượt tìm kiếm của người dùng khi mua sắm trực tuyến bắt đầu trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon, thay vì trên Google. Do vậy không thể khẳng định rằng Google độc quyền và có hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tìm kiếm.

Mảng tìm kiếm chiếm hơn một nửa trong doanh thu 283 tỷ USD và lợi nhuận ròng 76 tỷ USD mà Alphabet - công ty mẹ Google, đạt được trong năm 2022. Tìm kiếm cũng là mảng chiếm vai trò chủ lực đưa giá trị vốn hoá thị trường của Alphabet lên mức hơn 1.700 nghìn tỷ USD.

Theo tờ Wall Street Journal, phiên toà này được xem là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất của Mỹ nhằm chống lại một công ty công nghệ hàng đầu kể từ khi Chính phủ Mỹ xử lý Microsoft hơn 2 thập kỷ trước về sự thống trị của hệ điều hành Windows.

Vụ kiện được dự báo sẽ kéo dài trong nhiều năm, trải qua quá trình xét xử, kháng cáo… mới có thể đi đến kết luận cuối cùng và đưa ra mức phạt đối với Google, trong thời gian đó, hầu như không có sự ảnh hưởng nào với quá trình hoạt động của Google cũng như cách người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm này.

Nếu Google thua kiện chống độc quyền, thỏa thuận giữa Apple và Google có thể bị hủy bỏ. Apple có khả năng bị đẩy vào thế phải cho phép khách hàng tùy chọn công cụ tìm kiếm khi thiết lập thiết bị Apple thay vì đặt Google làm mặc định.

Trước bối cảnh đó, ông John Giannandrea, Giám đốc AI của Apple tiết lộ, công ty đang tự phát triển một công cụ tìm kiếm mới cho các ứng dụng của Apple. Đây có thể làm cơ sở cho giải pháp thay thế công cụ tìm kiếm Google Search.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.