Apple Watch cứu mạng một người phụ nữ ở Mỹ

Apple Watch MỸ
14:03 - 25/06/2023
Apple Watch cứu mạng một người phụ nữ ở Mỹ
0:00 / 0:00
0:00
Một người phụ nữ ở Mỹ được cứu sống nhờ tính năng đặc biệt trong chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch.

Theo TechCrunch, Apple mới đây đã cứu sống một người phụ nữ 29 tuổi tên Kimmy Watkins đến từ thành phố Cincinnati (Mỹ) bị mắc chứng nghẽn phổi. Đây là một tình trạng bệnh rất nguy hiểm, có thể đe doạ mạng sống của người bệnh với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

Giống nhiều đồng hồ thông minh khác, Apple Watch, liên tục đo nhịp tim suốt cả ngày khi người dùng đeo nó lên tay. Điều khác biệt của Apple Watch là có thêm khả năng phát hiện nhịp tim cao hoặc nhịp tim bất thường trong thời gian người dùng đang nghỉ ngơi.

Trong trường hợp của Kimmy Watkins, Apple Watch đã phát hiện nhịp tim của cô tăng vọt lên mức 178 nhịp mỗi phút khi đang ngủ. Đây là mức nhịp tim mà thường chỉ có ở các vận động viên chuyên nghiệp mới đạt được khi họ vận động và thi đấu thể thao liên tục trong khoảng thời gian dài.

Chính vì vậy, chiếc đồng hồ lập tức phát âm thanh cảnh báo liên tục trong 10 phút khiến cô thức giấc. Nhận thấy vấn đề bất thường về nhịp tim, cô gái Kimmie Watkins nhanh chóng đến bệnh viện và được tiến hành phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.

Hiện tại sức khỏe của Kimmie trên đà phục hồi tốt và sẽ sớm được xuất viện.

Các chuyên gia trong ngành y học đánh giá cao Apple Watch không chỉ là một sản phẩm công nghệ cao của Apple mà còn là một thiết bị theo dõi sức khoẻ rất tốt.

Bác sĩ Suzanne Steinbaum chuyên khoa tim mạch ở bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) cho rằng, sự phát triển của các thiết bị đeo thông minh, tích hợp tính năng chăm sóc sức khỏe như Apple Watch giúp người bệnh dự đoán trước tình huống xấu có thể xảy ra.

Đồng thời lý giải cách thức mà Apple Watch đo nhịp tim người dùng, đó là cảm biến quang học đo nhịp tim tích hợp trong Apple Watch sử dụng công nghệ được gọi là thể tích đồ (photoplethysmography - PPG). Công nghệ này hoạt động dựa trên một thực tế khá đơn giản: máu người có màu đỏ bởi vì nó phản chiếu ánh sáng đỏ và hấp thụ ánh sáng xanh.

Khi sử dụng ánh sáng chiếu lên da và theo dõi lượng ánh sáng được hấp thụ trở lại, cảm biến sẽ phân tích sự thay đổi của lưu lượng máu đi qua. Từ đó, đo lường và phân tích các kết quả đầu ra như nhịp tim, số nhịp tim trong một khoảng thời gian được ghi lại.

Đây không phải là lần đầu tiên Apple Watch đóng vai trò "người hùng" giải cứu chủ nhân của mình khỏi những tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Vào tháng 10 năm ngoái, một thanh niên người Singapore bị thương nghiêm trọng và bất tỉnh sau một tình huống va chạm giao thông. Ngay sau khi phát hiện người dùng bị ngã, Apple Watch lập tức nhắn tin đến số điện thoại khẩn cấp. Điều này đã kịp thời giúp cứu mạng của người dùng.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.