Bất chấp Covid-19, GDP Singapore vẫn tăng 7,2% năm 2021

TĂNG TRƯỞNG SINGAPORE
12:32 - 03/01/2022
Đối với năm 2022, chính phủ Singapore dự kiến ​​tốc độ tăng trưởng GDP trong khoảng 3% đến 5%. Ảnh: Reuters
Đối với năm 2022, chính phủ Singapore dự kiến ​​tốc độ tăng trưởng GDP trong khoảng 3% đến 5%. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong năm 2021, dù đối mặt với nhiều thách thức lớn từ đại dịch Covid-19 và sự xuất hiện của biến chủng Omicron vào cuối năm, tăng trưởng kinh tế Singapore vẫn đạt 7,2%.

Theo dữ liệu sơ bộ công bố đầu năm 2022, tăng trưởng kinh tế Singapore đạt mức rất cao 7,2% vào năm 2021, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm 5,4% do Covid-19 gây ra vào năm 2020.

Đầu năm 2021, kinh tế Singapore đã phục hồi nhờ tăng xuất khẩu và việc triển khai nhanh chóng các loại vaccine Covid-19. Tuy nhiên, những thách thức dai dẳng của đại dịch đối với quốc đảo này cũng trở nên rõ ràng hơn vào cuối năm. Singapore đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 có quy mô lớn nhất trong tháng 10, buộc chính quyền phải tái thiết lập các lệnh phòng chống dịch trong nước, đồng thời hạn chế nhập cảnh từ nước ngoài.

Kinh tế Singapore đã phục hồi nhờ tăng xuất khẩu và việc triển khai nhanh chóng các loại vaccine Covid-19. Ảnh: CNA

Kinh tế Singapore đã phục hồi nhờ tăng xuất khẩu và việc triển khai nhanh chóng các loại vaccine Covid-19. Ảnh: CNA

Lĩnh vực sản xuất đã tăng 12,8% do nhu cầu toàn cầu về các linh kiện điện tử. Các ngành dịch vụ và xây dựng tăng trở lại lần lượt 5,2% và 18,7% sau khi bị cản trở nghiêm trọng bởi các hạn chế của đại dịch. Đối với quý 4, GDP Singapore tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chậm hơn so với mức tăng 7,1% trong quý 3.

Các ngành điện tử và cơ khí vẫn ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng mạnh mẽ trong quý 4. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, hai ngành này “được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu liên tục đối với chất bán dẫn và thiết bị bán dẫn tương ứng”.

Đối với năm 2022, chính phủ Singapore đang đặt mục tiêu phục hồi kinh tế toàn diện hơn, dự kiến ​​tốc độ tăng trưởng GDP trong khoảng 3% đến 5%.

"Năm 2022 sẽ là thời điểm chuyển giao", Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết trong thông điệp đầu năm mới. "Chúng tôi sẽ dần dần loại bỏ các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp khi các doanh nghiệp hồi sinh, mặc dù một số lĩnh vực sẽ mất nhiều thời gian hơn."

Trong đó, Singapore ưu tiên phương thức kết hợp giữa mở cửa trở lại và chiến dịch tiêm mũi tăng cường. Vận động công dân tiêm các mũi tiêm tăng cường là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nếu đạt được tỷ lệ tiêm tăng cường ở mức cao, nước này sẽ bảo vệ sức khỏe của người dân tốt hơn, đồng thời giúp các nhà bán lẻ, nhà hàng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng khác phục hồi.

Tính đến hết ngày 1/1/2022, 91% dân số quốc gia này đã được tiêm đủ hai liều theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Singapore hiện là một trong những quốc gia nhanh nhất thế giới khi triển khai tiêm vaccine mũi thứ ba, với 41% tổng dân số đã được tiêm thêm vào cuối tháng 12/2021.

Về lĩnh vực sản xuất, ngân hàng DBS cho biết, đây vẫn là một động lực tăng trưởng của năm 2022, nhưng lưu ý rằng động lực này đang suy yếu.

"Mặc dù các hợp đồng về thiết bị bán dẫn và các lô hàng bán dẫn toàn cầu vẫn tăng mạnh mẽ, nhưng dữ liệu gần đây cho thấy nhu cầu toàn cầu ở khía cạnh này đang đạt đỉnh. Động lực quan trọng này có ý nghĩa lớn đối với sự tăng trưởng của Singapore, nhưng hiện có thể thấy nó sẽ dần giảm hơn trong những quý tới".

Trong giai đoạn hiện nay, biến chủng Omicron với tốc độ lây lan nhanh cả trong nước cũng như trên thế giới, cũng đang là thách thức không nhỏ tại quốc gia này.

Singapore có kế hoạch mở rộng du lịch xuyên biên giới bao gồm thông qua các chương trình nhập cảnh không cần cách ly y tế - “Đường bay vaccine”, kết nối đường bay với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chương trình này sẽ bị tạm ngừng triển khai cho đến ngày 20/1 do những bất ổn từ làn sóng dịch bởi chủng Omicron.

Trong ngày 2/1/2022, Bộ Y tế Singapore ghi nhận 429 ca mắc Covid-19, trong đó có 155 ca mắc biến chủng Omicron (bao gồm 119 trường hợp nhập cảnh qua đường hàng không và 36 trường hợp lây lan trong cộng đồng), không có thêm trường hợp nào tử vong.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.