Bất động sản hàng hiệu tăng trưởng 230% trên toàn cầu

bđs Việt nAM
14:17 - 11/01/2022
Bất động sản hàng hiệu vẫn đang là mặt hàng có nhiều tiềm năng lớn
Bất động sản hàng hiệu vẫn đang là mặt hàng có nhiều tiềm năng lớn
0:00 / 0:00
0:00
Bất chấp ảnh hưởng từ dịch bệnh, phân khúc bất động sản hàng hiệu đang ghi nhận mức tăng trưởng 230% trên toàn cầu trong vòng 1 thập kỷ qua. Các yếu tố về vị trí và dịch vụ, tiện ích là những giá trị khác biệt của một dự án bất động sản hàng hiệu.

Theo báo cáo chuyên sâu của Savills World Research, bất động sản hàng hiệu đang ghi nhận mức tăng trưởng 230% trên toàn cầu trong vòng 1 thập kỷ qua bất chấp ảnh hưởng từ dịch bệnh. Hiện nay, nguồn cung toàn cầu của bất động sản hàng hiệu là 580 dự án và con số này được dự báo tiếp tục tăng lên gần gấp đôi vào năm 2026 với 900 dự án. Việt Nam và Mexico hiện đang dẫn đầu phân khúc trên cao cấp.

Báo cáo cũng chỉ ra các yếu tố giúp bất động sản hàng hiệu chinh phục được thị trường, mặc dù giá khá cao.

Vị trí của dự án là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới giá trị và chênh lệch giá của bất động sản hàng hiệu. Nghiên cứu của Savills cho thấy, tỷ lệ chênh lệch giá bình quân giữa bất động sản hàng hiệu và không có thương hiệu là 29%. Đối với thị trường mới nổi, con số này là 44%.

Trong khi đó, những khu vực mới với ít dự án bất động sản hàng hiệu hơn ghi nhận sự chênh lệch giá giữa hai loại hình bất động sản ở mức gấp đôi. Tại Việt Nam, Đà Nẵng nằm trong top 20 thành phố hàng đầu về bất động sản hàng hiệu với mức tăng trưởng nguồn cung tương lai tới 57% từ các dự án hiện tại.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, các dự án khác nhau nằm ở những vị trí khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Những yếu tố này góp phần mang lại ưu thế vượt trội cho thị trường bất động sản hàng hiệu, giúp thu hút người mua và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Giá trị của bất động sản hàng hiệu còn được định vị bởi tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ gắn liền với danh tiếng thương hiệu. Theo đó, người sở hữu sẽ được đảm bảo về phương thức quản lý chuyên nghiệp, cao cấp và được vận hành theo một quy trình đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.

"Một dự án bất động sản hàng hiệu sẽ đi kèm chất lượng quản lý và vận hành chuyên nghiệp để đảm bảo giá trị và định vị của sản phẩm. Tiềm năng của lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam nằm chủ yếu ở khách hàng nước ngoài bởi đây là đối tượng khách hàng đã quen thuộc với các thương hiệu và có xu hướng lựa chọn loại sản phẩm này", ông Matthew Powell nói.

Tiện ích yếu tố then chốt của bất động sản hàng hiệu

Dịch Covid-19 đã thay đổi tâm lý và nhu cầu của người mua, tập trung vào những bất động sản có diện tích lớn, khu vực ngoài trời riêng tư và các tiện ích chăm sóc sức khỏe.

Theo đó, bất động sản hàng hiệu trên thế giới đang có sự gia tăng về số lượng và tính đa dạng đối với các dịch vụ liên quan đến sức khỏe, chiếm 21% trên tổng số các dịch vụ cho người sử dụng.

Yếu tố về vị trí và dịch vụ, tiện ích mà chủ đầu tư cung cấp có thể tạo nên những giá trị khác biệt cho một dự án bất động sản hàng hiệu.

Yếu tố về vị trí và dịch vụ, tiện ích mà chủ đầu tư cung cấp có thể tạo nên những giá trị khác biệt cho một dự án bất động sản hàng hiệu.

Ngoài các dịch vụ tiêu chuẩn về chăm sóc sức khoẻ như trung tâm thể dục và bể bơi, các dự án bất động sản hàng hiệu đang ghi nhận sự gia tăng của nhiều tiện ích sức khoẻ đa dạng hơn như spa, xông hơi, trị liệu.

Các dịch vụ mang tính cá nhân hoá cao là một đặc điểm nổi bật của bất động sản hàng hiệu. Các dịch vụ cơ bản có thể được phát triển thành dịch vụ chuyên biệt hay “dịch vụ theo yêu cầu" đa dạng từ vệ sinh nhà ở, ăn uống riêng tư tới chăm sóc thú cưng.

Tính đa dạng của tiện ích tỉ lệ thuận với định vị của dự án. Cụ thể, các thương hiệu hạng sang cung cấp đầy đủ các tiện ích có mặt trong thị trường, trong khi đó, các thương hiệu trên-trung cấp chỉ đáp ứng được 60%.

Bên cạnh đó, đại dịch đã khiến người mua ngày càng quan tâm hơn tới tiện ích phục vụ cho xu hướng làm việc tại nhà. Theo báo cáo của Savills, Internet tốc độ cao là tiện ích quan trọng nhất đối với người mua bất động sản hàng hiệu.

Bên cạnh đó, đại dịch đã khiến người mua ngày càng quan tâm hơn tới tiện ích phục vụ cho xu hướng làm việc tại nhà. Theo báo cáo của Savills, Internet tốc độ cao là tiện ích quan trọng nhất đối với người mua bất động sản hàng hiệu.

Những căn hộ triệu đô vẫn tiếp tục mở bán.

Cuối năm 2021, thị trường nhà ở tại Việt Nam đón nhận dự án hai dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên do Masterise Homes hợp tác cùng tập đoàn Marriott International, gắn với các thương hiệu khách sạn lớn như JW Marriott và Ritz-Carlton. Mặc dù giá cao nhưng bất động sản hàng hiệu này vẫn hút khách nhờ ưu thế riêng.

Tọa lạc tại vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội ngay góc phố Hàng Bài và Hai Bà Trưng, dự án D’.San Raffles Masterise Hàng Bài có mức giá chào bán từ khoảng 35.000 USD/m2

The Grand HaNoi - Masterise D'. San Raffles Hàng Bài nằm ở vị trí đất vàng Hà Nội

The Grand HaNoi - Masterise D'. San Raffles Hàng Bài nằm ở vị trí đất vàng Hà Nội

Cùng đó, dự án Grand Marina Saigon tọa lạc tại trung tâm Tp.Hồ Chí Minh cũng có mức giá chào bán từ khoảng 16.000 USD/m2. Đây là hai dự án được ghi nhận có mức giá bán cao nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.

Dự án Grand Marina Saigon - Khu bất động sản hàng hiệu Marriot

Dự án Grand Marina Saigon - Khu bất động sản hàng hiệu Marriot

Tại Hạ Long, một số thương hiệu quản lý khách sạn quốc tế thuộc top đầu thế giới cũng đã xuất hiện, nổi bật như InterContinental Hotels Group (IHG) là đơn vị vận hành dự án tổ hợp biệt thự, khách sạn InterContinental Halong Bay do BIM Group làm chủ đầu tư có mức giá dự kiến từ 6.000USD/m2.

InterContinental Halong Bay - Dự án biệt thự biển, condotel tại Hạ Long

InterContinental Halong Bay - Dự án biệt thự biển, condotel tại Hạ Long

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định, sự xuất hiện của bất động sản hàng hiệu trong đô thị đến từ nhu cầu thực tế trên thị trường kết hợp với các yếu tố vị trí, hướng nhìn, chất lượng sản phẩm và đơn vị quản lý sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm bất động sản hàng hiệu trong đô thị và đây là sự gia tăng bền vững chứ không phải là sự gia tăng nhất thời.

Bên cạnh đó, giá trị của một sản phẩm bất kỳ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự duy tu, bảo trì, bảo dưỡng của sản phẩm trong thời gian sản phẩm được đưa vào vận hành. Các sản phẩm hàng hiệu khi bàn giao sẽ được quản lý bởi các đơn vị quản lý khách sạn 5 sao, là những thương hiệu có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý bất động sản.

Theo báo cáo của Wealth-X, dân số có thu nhập cao ở Việt Nam đã tăng 13,9%/năm giai đoạn 2010-2019 và được dự báo sẽ tăng trưởng 10,1%/năm giai đoạn 2018-2023, nằm trong Top 4 quốc gia có tốc độ tăng trưởng người giàu cao nhất thế giới.

Trong báo cáo Xu hướng bất động sản 2021 của New World Weath, những người có thu nhập cao tìm kiếm nhà ở với an ninh riêng tư tuyệt đối, phong cách sống thời thượng, cộng đồng cùng đẳng cấp, tiện ích cao cấp và kết nối giao thông thuận lợi.

Đây chính là những đặc trưng của bất động sản hàng hiệu. Do đó, sự gia tăng của tầng lớp nhiều tiền sẽ hỗ trợ tích cực cho nhu cầu bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.