Châu Á đang thiếu tàu lắp đặt chuyên dụng cho điện gió ngoài khơi

ĐIỆN GIÓ CHÂU Á
15:37 - 02/02/2023
Thiếu tàu chuyên dụng dùng trong lắp đặt turbine gió đang đe dọa tới tiến độ chuyển đổi xanh ngành năng lượng của các quốc gia châu Á. Ảnh: Lo83/Wikimedia Commons
Thiếu tàu chuyên dụng dùng trong lắp đặt turbine gió đang đe dọa tới tiến độ chuyển đổi xanh ngành năng lượng của các quốc gia châu Á. Ảnh: Lo83/Wikimedia Commons
0:00 / 0:00
0:00
Do tình trạng thiếu tàu chuyên dụng để lắp đặt các turbine gió khổng lồ, nhiều quốc gia châu Á đang gặp thách thức trong việc theo kịp tiến độ thiết lập các trang trại điện gió nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu và chuyển đổi xanh.

Tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu buộc nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á phải đầu tư mạnh vào việc xây dựng các cơ sở điện gió ngoài biển trong thập kỷ tới. Dữ liệu từ Bloomberg cho thấy tới năm 2035, thị trường điện gió nổi ngoài khơi toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên mức tích lũy 27,6 gigawatt từ mức chỉ 0,1 gigawatt hiện được lắp đặt.

Tuy nhiên, tình hình đang tương đối căng thẳng do nhu cầu cao mà các nhà sản xuất lại không kịp làm ra các tàu chuyên dụng cho công việc này. Trên thực tế, việc lắp đặt turbine gió ngoài biển rất phức tạp và đòi hỏi một số loại tàu được thiết kế đặc biệt. Những con tàu chuyên dụng cho công việc lắp đặt sẽ có bộ lắp đặt turbine với các cần cẩu khổng lồ có khả năng nâng các vật rất nặng. Trong khi đó, các tàu CSOV (tàu vận hành dịch vụ) sẽ đóng vai trò cung cấp các lối đi có thể điều chỉnh và cho phép các kỹ thuật viên tiếp cận các cánh turbine.

Ông Luisa Amorim, nhà phân tích tại BNEF, nhận định: “Nguồn cung tàu toàn cầu hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu tàu lắp đặt cho cả turbine gió ngoài khơi và tàu xây dựng nền móng cố định dưới đáy biển”.

Theo ông Sean Lee, giám đốc điều hành của nhà máy đóng tàu Marco Polo Marine, các dự án tại Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) hiện đang cần tới nhiều tàu chuyên dụng. Trong tương lai tới, nhu cầu sẽ còn tăng cao nữa khi các dự án xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là từ năm 2028 tại Nhật Bản.

Ông Bahzad Ayoub, nhà phân tích cấp cao của tập đoàn năng lượng toàn cầu Westwood, cũng đồng ý với các ý kiến trên khi cho rằng khả năng khủng hoảng có thể xảy ra vào giữa đến cuối những năm 2020 khi nhiều quốc gia bắt đầu xây dựng các trang trại gió ngoài khơi để đáp ứng các mục tiêu khí hậu quốc gia vào năm 2030”.

Turbine gió ngoài khơi tại Đài Loan. Ảnh: Bloomberg

Turbine gió ngoài khơi tại Đài Loan. Ảnh: Bloomberg

Trên thực tế, ngoại trừ Trung Quốc, hiện chỉ có khoảng 10 tàu lắp đặt turbine và khoảng 30 tàu CSOV đang hoạt động trên toàn thế giới theo công ty môi giới tàu biển Clarksons. Các ước tính đến năm 2030 cho thấy nhu cầu tàu lắp đặt turbine sẽ vượt quá nguồn cung khoảng 15 tàu trong khi khoảng cách này đối với các tàu CSOV sẽ tăng lên con số hơn 145.

Mặt khác, dù dữ liệu từ tổ chức thương mại Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) cho thấy Trung Quốc có 84 tàu có khả năng lắp đặt turbine gió, phần lớn trong số đó chỉ có thể xử lý các turbine nhỏ và nhiều tàu cũng đã được chuyển đổi thành các tàu chở dầu khí.

Theo ông Sean Lee, nhiều tàu hiện có đã được triển khai tới châu Âu. Do đó để lấp đầy khoảng trống tại châu Á, các tàu kéo và tàu hỗ trợ đang phục vụ các giàn khoan dầu ở Đông Nam Á đã được chuyển hướng đến các trang trại gió.

Tuy nhiên việc sử dụng tàu dầu khí không phải là một giải pháp lâu dài, nhất là khi các tàu lắp đặt này có thể sẽ nên lỗi thời do kích thước turbine ngày càng lớn. Dự án điện gió nổi lớn nhất thế giới hiện tại nằm ở Na Uy với turbine có cánh quạt dài hơn 160m. Cùng sự tiến bộ của công nghệ, các trang trại điện gió trong tương lai có thể sẽ được trang bị những cánh quạt turbine dài tới 275m vào năm 2030, theo GWEC.

Sự thiếu hụt tàu sẽ có tác động to lớn tới châu Á do nó có thể cản trở nỗ lực của các quốc gia trong việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng khỏi nhiên liệu hóa thạch. Theo dự đoán của GWEC, châu Á sẽ vượt qua châu Âu với tư cách là khu vực có nhiều công trình điện gió ngoài khơi mới nhất cho đến năm 2026.

Để kịp thời lấp đầy khoảng trống, các công ty sản xuất tàu đang chạy đua để xây dựng các con tàu chuyên dụng lớn. Bloomberg cho biết Marco Polo đang xây dựng một tàu CSOV vào năm 2024 cho công ty sản xuất turbine gió Vestas Wind Systems A/S cho dự án tại đảo Đài Loan.

Một công ty đóng tàu khác khác là Cosco Heavy Industries cũng đã tiếp nhận đơn hàng 4 tàu lắp đặt turbine cho giai đoạn 2024 – 2026 từ Cadeler A/S trong khi công ty Maersk Supply Service cũng đặt hàng một tàu lắp đặt từ công ty sản xuất tàu Sembcorp Marine cho dự án tại Mỹ vào năm 2025.

Đọc tiếp