Chính sách Zero-Covid như ‘gánh nặng’ với nền kinh tế Trung Quốc

zero-Covid. TRUNG QUỐC
18:30 - 24/01/2022
Chính sách Zero-Covid như ‘gánh nặng’ với nền kinh tế Trung Quốc
0:00 / 0:00
0:00
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng chiến lược chống dịch theo đuổi sạch bóng Covid của Trung Quốc ngày càng giống như một “gánh nặng”, cản trở sự phục hồi kinh tế cả trong nước và thế giới nói chung.

Phát biểu tại sự kiện trực tuyến The Davos Agenda của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), bà Georgieva nói rằng cách thức kiểm soát Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc đã đạt một số thành công ban đầu, nhưng chiến lược này giờ đây đang đặt ra nhiều rủi ro hơn là lợi ích.

Chiến lược zero-Covid của Trung Quốc đặt mục tiêu xoá bỏ hoàn toàn virus Sars-CoV 2 thông qua các biện pháp y tế công cộng như phong toả, xét nghiệm diện rộng và kiểm dịch ngặt nghèo tại các cửa khẩu.

“Trong một thời gian, chính sách này thực sự kiểm soát được lây nhiễm ở Trung Quốc”, bà Georgieva nói,tuy nhiên biến chủng Omicron với tốc độ lây lan cao khiến cho các biện pháp kiểm soát lây nhiễm này khó phát huy tác dụng.

Ảnh tác giả

“Zero-Covid với những hạn chế của mình giống như một gánh nặng đối với nền kinh tế, đặt ra rủi ro không chỉ đối với Trung Quốc khi quốc gia này giữ vai trò nguồn cung ứng lớn cho các nước còn lại trên thế giới”.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva.

Đã gần 2 năm trôi qua kể từ khi đại dịch bắt đầu và với sự nổi lên của Omicron, bà Georgieva nhấn mạnh rằng vấn đề quan trọng lúc này là các quốc gia cần đánh giá lại để xác định đâu là cách tốt nhất để ứng phó với Sars-CoV-2. Trong trường hợp của Trung Quốc, việc kiểm soát làn sóng dịch bệnh hiện nay sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế.

"Điều mà Omicron đang dạy cho chúng ta là rất khó để kiểm soát một biến chủng có độ lây lan nhanh của Covid mà không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế.", giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế khẳng định.

Hiện tại, Trung Quốc đã có nhiều động thái để kích thích tăng trưởng, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều dấu hiệu giảm tốc. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã có hai lần cắt giảm lãi suất.

Bà Georgieva nhận định Trung Quốc có thể sẽ triển khai các biện pháp kinh tế khác trong thời gian tới, bởi lẽ đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nước này trong năm 2022.

Tuy vậy, người đứng đầu IMF cũng không quên đưa ra lời cảnh báo rằng, trừ phi chúng ta tạo dựng được sự miễn dịch ở khắp nơi trên thế giới, nếu không chúng ta sẽ tiếp tục phải chứng kiến sự gián đoạn và tương lai có thể không tươi sáng như những gì chúng ta mong muốn.

Chính sách zero-Covid khiến gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu kéo dài

Những nút thắt của chuỗi cung ứng đã kéo dài khoảng một năm nay được cho là sẽ được tháo gỡ dần trong những tháng đầu năm 2022, nhờ đó sức ép đối với giá của nhà sản xuất sẽ bắt đầu giảm. Tuy nhiên, do chính sách zero-Covid của Trung Quốc và xu hướng đóng cửa các cảng và các nhà máy quan trọng ở nước này, sự gián đoạn đã gia tăng.

Trung Quốc thực hiện chính sách zero-Covid nghiêm ngặt kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020. Nước này thực hiện yêu cầu cách ly và hạn chế đi lại trong nước và với các nước khác nhằm kiểm soát dịch.

Các hạn chế đó đã tác động đến hoạt động chế tạo và vận tải biển trên toàn cầu, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của chuỗi cung ứng. Lại có những lo ngại rằng số ca nhiễm biến thể Omicron cao cũng gây trở ngại cho hoạt động vận tải biển.

Nhà kinh tế Katrina Ell của Moody’s Analytics nhấn mạnh chính sách zero-Covid của Trung Quốc làm tăng rủi ro trong việc cải thiện chuỗi cung ứng. Bà cho rằng sẽ có tác động đến lạm phát và việc hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương trong vài tháng tới, do vị thế kinh tế của Trung Quốc trên toàn cầu.

Theo bà Ell, chính sách zero-Covid sẽ khiến đà phục hồi kinh tế thiếu ổn định hơn, đặc biệt là phía tiêu dùng. Bà nói thêm điều này cũng liên quan đến các động thái về chính sách tiền tệ như việc tiếp tục bơm thanh khoản hay hạ lãi suất.

Tin liên quan

Đọc tiếp