Trung Quốc 'thách thức' vị thế Nhật Bản trên thị trường phim hoạt hình

hoạt hình THẾ GIỚI
14:47 - 24/01/2022
Đấu La Đại Lục - bộ anime Trung Quốc sở hữu hơn 18 tỷ lượt xem tại thị trường quê nhà.
Đấu La Đại Lục - bộ anime Trung Quốc sở hữu hơn 18 tỷ lượt xem tại thị trường quê nhà.
0:00 / 0:00
0:00
Với sự phát triển của công nghệ đồ họa ba chiều (CG), ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, thu hút được sự chú ý của người xem trên thế giới và đe dọa tới vị thế dẫn đầu của các nhà sản xuất Nhật Bản.

Ngành công nghiệp hoạt hình (anime) đang trải qua những thay đổi lớn khi các tựa phim từ Trung Quốc lần lượt lọt vào mắt xanh của các nền tảng phát trực tuyến như Netflix. Các nhà sản xuất Nhật Bản – những người đang thống trị thị trường toàn cầu trong khoảng thời gian gần đây, đã không bỏ qua những sự thay đổi này khi tính cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.

Ngành công nghiệp hoạt hình Trung Quốc phát triển nhanh chóng

Một ví dụ gần đây cho xu hướng này chính là việc một bộ phim hoạt hình Trung Quốc với tựa đề “Ma Đạo Tổ Sư” đã trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Với tổng cộng 11 tỷ lượt xem trên toàn thế giới, bộ phim này đặc biệt phổ biến với khán giả nữ. Ngoài ra, nó còn đứng đầu trên MyAnimeList – trang web dành cho anime và manga toàn cầu.

Trước đây, các xưởng phim hoạt hình ở Trung Quốc chủ yếu thuê các nhà sản xuất tại Nhật Bản để làm nội dung cho mình. Tuy nhiên giờ đây, các hãng phim này bắt đầu có thể tự sản xuất các sản phẩm gốc và thậm chí thu hút được một lượng lớn người hâm mộ tại Trung Quốc và cả ở Nhật Bản.

Ma Đạo Tổ Sư - bộ anime Trung Quốc được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên và sở hữu hơn 1,7 tỷ lượt xem trên Tencent Video chỉ sau 3 tháng phát hành. Ảnh: WeTV

Ma Đạo Tổ Sư - bộ anime Trung Quốc được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên và sở hữu hơn 1,7 tỷ lượt xem trên Tencent Video chỉ sau 3 tháng phát hành. Ảnh: WeTV

Sự phổ biến của hoạt hình Trung Quốc và các quốc gia khác cũng một phần nhờ vào sự phổ biến của đồ họa máy tính ba chiều (CG). Công nghệ này sẽ cho phép các hãng phim nhanh chóng tạo ra các nhân vật sống động như thật và hình nền thực tế.

Tại Trung Quốc, công nghệ CG 3D phát triển do sự phong phú của những nhà thầu phụ hỗ trợ phát triển các trò chơi, anime và các nội dung số khác cho Nhật Bản. Nhiều gã khổng lồ Internet Trung Quốc như Tencent đã bắt đầu chi ra số tiền lớn để đầu tư vào lĩnh vực anime nhằm thúc đẩy sản xuất nội dung nguyên bản với chất lượng cao.

Trong khi đó, việc sử dụng công nghệ CG cũng phổ biến ở Nhật Bản nhưng phần lớn anime được sản xuất tại đây lại sử dụng hình ảnh 2D. Điều này đồng nghĩa với việc các chuyển động của nhân vật được tạo ra một cách tỉ mỉ bằng tay. Đối với "Ma Đạo Tổ Sư", các chuyên gia trong ngành nhận định nó giống như một sản phẩm 2D nhưng lại bao gồm nhiều cảnh sử dụng 3D.

Ông Shizuka Kurosaki, một nhà sản xuất tại công ty Aniplex thuộc Tập đoàn Sony, cho biết: "Các hãng phim Trung Quốc đã có nhiều sự cải thiện trong những năm qua và hiện có thể tạo ra nội dung nguyên bản của riêng mình". Ông Kurosaki còn bổ sung thêm: “Các studio của Trung Quốc hiện đã vượt trội hơn Nhật Bản về một số khía cạnh liên quan đến cảnh nền và công nghệ 3D”.

Trên phạm vi toàn cầu, đồ họa máy tính 3D hiện đang là xu hướng chủ đạo. Các xưởng sản xuất phim hoạt hình lớn trên thế giới như Pixar Animation Studios (Mỹ) đã phát hành các bộ phim hoạt hình máy tính 3D từ một khoảng thời gian dài trước đây. Hai ví dụ thành công nhất có thể kể đến là series "Toy Story" được bắt đầu từ giữa những năm 1990 và gần đây nhất là "Frozen".

Áp lực cạnh tranh gia tăng với các nhà sản xuất Nhật Bản

Không giống với các nhà sản xuất hoạt hình tại Trung Quốc – những công ty nhận được nhiều đầu tư về tiền mặt cũng như nhân lực, các công ty Nhật Bản lại phải đối mặt với sự thiết hụt nhân tài và kinh phí. Một giám đốc điều hành tại một công ty sản xuất anime lớn của Nhật Bản nhận định: “Mặc dù các nhà sản xuất CG đã tăng lên nhiều so với trước đây, các tài năng hàng đầu hiếm khi bước chân vào lĩnh vực này”. Nguyên nhân do họ muốn tìm kiếm những công việc béo bở hơn.

Các hãng phim lớn của Nhật Bản cũng như của Mỹ như Walt Disney và Pixar cũng đang dần mất đi ngôi vương của mình khi Netflix và các nền tảng dịch vụ phát trực tuyến toàn cầu khác cho phép những công ty ít tên tuổi hơn cạnh tranh.

Một ví dụ gần đây cho xu hướng này chính là tựa phim hoạt hình “Arcane” – một bộ phim lấy bối cảnh từ game Liên Minh Huyền Thoại. Bộ phim này do Netflix sản xuất và đã làm mưa làm gió trên nền tảng này suốt mùa đông năm ngoái. Nó thậm chí còn soán ngôi bộ phim sinh tồn “Squid Game” để trở thành tựa phim được xem nhiều nhất trên nền tảng này.

"7 viên ngọc rồng" là biểu tượng văn hóa của thế giới với tổng doanh thu hơn 25 tỷ USD từ việc xuất bản truyện, trò chơi, thẻ bài, tạp chí và chuyển thể phim.

"7 viên ngọc rồng" là biểu tượng văn hóa của thế giới với tổng doanh thu hơn 25 tỷ USD từ việc xuất bản truyện, trò chơi, thẻ bài, tạp chí và chuyển thể phim.

Về phía Nhật Bản, các bộ anime 2D như "Bảy viên ngọc rồng" và các bộ khác vẫn được yêu thích do thể loại này đã phát triển được một nền văn hóa cho riêng mình. Hơn nữa, việc kinh doanh tại thị trường nội địa cũng rất ổn định với cơ sở khách hàng lên tới hơn 100 triệu người.

Tuy nhiên khi dân số Nhật Bản già hóa và sụt giảm, thị trường nội địa cũng theo đó suy giảm theo. Ngành công nghiệp anime của đất nước này đang đứng trước nguy cơ tới từ nhiều phía. Ngoài việc bị buộc phải duy trì sự phổ biến của các tác phẩm anime 2D, các nhà sản xuất tại Nhật Bản cũng phải cung cấp các sản phẩm mới và công nghệ mới cho bộ phận khán giả quốc tế đang thay đổi nhanh chóng.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa nền công nghiệp anime Nhật Bản đang gặp nguy hiểm lớn. Các nền tảng phát trực tuyến vẫn đang cố gắng thúc đẩy lĩnh vực này sản xuất ra nhiều nội dung hơn. Earwig and the Witch – một bộ anime CG 3D đầu tiên của Studio Ghibli, đã được phát trực tuyến trên nền tảng của Netflix từ tháng 11 năm ngoái.

Các nền tảng khác như Disney + của Walt Disney cũng đã chiếu Visions – tuyển tập hoạt hình của bộ phim “Star Wars” được sản xuất bởi Lucasfilm cùng các hãng hoạt hình của Nhật Bản là Kamikaze Douga và Geno Studios.

Hơn nữa, Netflix cũng đã cho mở một sơ sở sáng tạo anime tại Tokyo vào năm ngoái. Mục tiêu của cơ sở này là để cung cấp một không gian cho các nhà làm phim hoạt hình, nhà thiết kế và những người khác cùng nhau tạo ra ý tưởng và nội dung. Theo giám đốc sản xuất Taiki Sakurai của Netflix, công ty này sẽ tiếp tục cam kết đầu tư lớn vào ngành công nghiệp anime.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.