Chính thức kéo dài Nghị quyết về xử lý nợ xấu đến hết năm 2023

CHÍNH SÁCH Việt nAM
22:28 - 17/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.200 tỷ đồng theo Nghị quyết số 42. Với dự báo nợ xấu có xu hướng tăng, Quốc hội đã đồng ý kéo dài Nghị quyết này từ thời hạn 15/8/2022 đến hết 31/12/2023.

Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết năm 2023. Trong thời gian thực hiện, Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn đọng, đồng thời chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Nghị quyết cũng nhấn mạnh, các cân đối lớn của nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro bao gồm nguy cơ nợ xấu, lạm phát tăng cao; sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; công tác thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa có chuyển biến tích cực…

Do đó Nghị quyết yêu cầu Chính phủ và các cơ quan kiểm soát chặt chẽ lạm phát, nợ xấu và có giải pháp căn cơ, bền vững nhằm định hướng nguồn lực của nền kinh tế vào sản xuất, kinh doanh. Bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả hàng hóa, nhất là giá xăng, dầu…

Trước đó, báo cáo Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết lũy kế từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (15/8/2017) đến ngày 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.200 tỷ đồng nợ xấu. Tuy vậy, sau thời gian áp dụng nợ xấu chưa xử lý theo Nghị quyết số 42 vẫn ở mức cao là 412.700 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao (so với tổng dư nợ) là 6,31% (khoảng 813.000 tỷ đồng).

Trong khi đó, việc xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các TCTD cần tuân thủ trình tự, thủ tục quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, theo NHNN để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực thi hành và khi chưa ban hành được Luật, cần kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42.

Trước thông tin Quốc hội thông qua thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng đây là một biện pháp trong gói hỗ trợ kinh tế 2022 -2023, hướng tới tới nền kinh tế và ngành ngân hàng nói riêng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.