NHNN đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

NỢ XẤU Việt nAM
10:53 - 08/03/2022
NHNN đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu đến ngày 15/8/2025

Qua 5 năm triển khai, Nghị quyết số 42 thực sự đã mang lại những hiệu quả cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần xử lý hiệu quả nợ xấu, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Theo báo cáo, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 30/11/2021 là 420 nghìn tỷ đồng, giảm 4,65% so với cuối năm 2020 và giảm 15,74% so với ngày 14/8/2017. Lũy kế từ 15/08/2017 đến 30/11/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 373 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.

Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 193,3 nghìn tỷ đồng, xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 98,4 nghìn tỷ đồng, xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 81,6 nghìn tỷ đồng.

Theo đó, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 30/11/2021 đạt trung bình khoảng 5.660 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.140 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực khoảng 3.520 tỷ đồng/tháng.

Tuy nhiên, thực tế quá trình triển khai Nghị quyết vẫn còn tồn tại các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ sở pháp lý, đến quá trình thực thi. Nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc tập trung ở việc áp dụng pháp luật còn thiếu đồng bộ do có sự khác nhau giữa nội dung Nghị quyết số 42 với pháp luật chuyên ngành.

Trên cơ sở các tồn tại nêu trên, Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao NHNN nghiên cứu, xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Do đó, theo NHNN, trong thời gian nghiên cứu, xây dựng Luật xử lý nợ xấu, vẫn cần duy trì các chính sách tại Nghị quyết 42 để tiếp tục thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng, tiếp tục khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống tổ chức tín dụng, gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Trước đó, trong hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng” diễn ra ngày 19/2, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến tính cấp bách của việc luật hóa Nghị quyết này, giúp khơi thông nguồn vốn phục vụ cho việc phục hồi và phát triển kinh tế.

Trong đó, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đề xuất, hướng luật hóa Nghị quyết 42 có thể được tiến hành theo lộ trình rõ ràng gồm hai bước. Bước một là, có thể gia hạn, điều chỉnh, cập nhật phù hợp Nghị quyết 42 với thời gian khoảng 3 năm để có thêm thời gian rà soát, chuẩn bị cho dự thảo luật, cũng như kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nêu trên. Bước hai là, xây dựng Luật xử lý nợ xấu theo hướng phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế hơn.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.