Chứng khoán Mỹ ghi nhận một tuần đi xuống sau bình luận của Fed

CHỨNG KHOÁN MỸ
07:54 - 09/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù tăng trở lại trong ngày 8/4, nhưng cả tuần qua các chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đều có xu hướng giảm sau 3 tuần tăng liên tiếp, khi nhà đầu tư chuẩn bị cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ hơn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/4, chỉ số Dow Jones tăng 137,55 điểm (tương đương 0,4%) lên 34.721,12 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 lùi 0,27% xuống 4.488,28 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 1,34% còn 13.711,00 điểm.

Chỉ số Dow Jones tăng hơn 100 điểm trong phiên giao dịch ngày 8/4. Nguồn: CNBC.

Chỉ số Dow Jones tăng hơn 100 điểm trong phiên giao dịch ngày 8/4. Nguồn: CNBC.

Cả 3 chỉ số chính đều giảm trong tuần qua, với S&P 500 mất 1,27% và Nasdaq Composite sụt 3,86%. Riêng Dow Jones giảm 0,28% từ đầu tuần đến nay và đánh dấu 2 tuần giảm liên tiếp của chỉ số này.

Những diễn biến trên thị trường diễn ra khi nhà đầu tư phản ứng với sự thay đổi quan điểm của Fed, báo hiệu cơ quan này sẽ hành động mạnh mẽ hơn nữa để đối phó với lạm phát.

Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà giảm trong ngày thứ Sáu, khi nhà đầu tư bán tháo những cổ phiếu rủi ro với dự báo lãi suất cao hơn sẽ hạn chế tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Cổ phiếu các công ty sản xuất con chip như Nvidia và Micron, vốn gặp khó khăn trong bối cảnh thiếu hụt chuỗi cung ứng và lo ngại về suy thoái kinh tế đang rình rập, lần lượt giảm 4,5% và 1,4%, trong khi cổ phiếu Tesla, Alphabet và Apple lần lượt giảm 3%, 1,9% và 1,2%.

Các lĩnh vực y tế và hàng tiêu dùng thiết yếu nhảy vọt trong tuần này khi nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm chạp đã hướng về những cổ phiếu với lợi nhuận ổn định. Cổ phiếu Merck và UnitedHealth đều tăng lần nữa vào ngày thứ Sáu, lần lượt vọt 5% và 6,5% trong tuần qua.

Trong khi đó, cổ phiếu các công ty trong lĩnh vực tài chính như JPMorgan Chase và American Express phục hồi, xóa bớt phần nào mức giảm trước đó trong tuần.

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Sáu sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 3 vào ngày 6/4, trong đó tiết lộ rằng các nhà hoạch định chính sách có kế hoạch giảm lượng nắm giữ trái phiếu với tổng giá trị 95 tỷ USD. Ngân hàng trung ương cũng đang xem xét nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong các cuộc họp tương lai.

Những nhận định của Thống đốc Fed Lael Brainard hồi đầu tuần này cho thấy Fed có thể bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán với tốc độ nhanh ngay trong tháng 5.

Sự thay đổi của Fed đã khiến lãi suất nhảy vọt, với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiến lên mức cao nhất trong 3 năm vào ngày thứ Sáu, trên mức 2,7%. Lãi suất kết thúc tuần trước ở mức 2,38% và khởi đầu năm ở mức 1,63%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.