Doanh nghiệp xuất khẩu đặt ra tiêu chuẩn không để 'làm khó nông dân'

XUẤT KHẨU Nông Sản
21:17 - 23/11/2022
Ổn định tiêu chuẩn là điều kiện đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người nông dân.
Ổn định tiêu chuẩn là điều kiện đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người nông dân.
0:00 / 0:00
0:00
Bà Hồ Đức Minh, TGĐ Công ty Vạn Xuân Phát khẳng định, các tiêu chuẩn đặt ra không phải để làm khó nông dân mà là để bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy chất lượng nông sản hoàn thiện hơn, đáp ứng các hàng rào kỹ thuật ngày càng cao trong xuất khẩu.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2022, diễn ra từ 23 – 24/11, hội thảo “Ổn định chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp” đã tập trung làm rõ những giải pháp nhằm khai thác tốt tiềm năng xuất khẩu từ khâu tiêu chuẩn sản xuất do doanh nghiệp đặt ra.

Đề cập đến vấn đề này, bà Hồ Đức Minh, Tổng giám đốc Công ty Vạn Xuân Phát, một trong số các doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc chia sẻ, đối tác khi nhập khẩu sầu riêng tại Trung Quốc rất thẳng thắn từ chối hàng nếu sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về kiểm dịch thực vật, mã số vùng trồng.

Ảnh tác giả

Đây là lý do doanh nghiệp và hợp tác xã buộc phải khắt khe về tiêu chuẩn, đồng đều về chất lượng. Trên thực tế, nông dân hoàn toàn biết các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, tuy nhiên việc tuân thủ hay không lại là câu chuyện khác”.

Bà Hồ Đức Minh, Tổng giám đốc Công ty Vạn Xuân Phát

Theo bà Hồ Đức Minh, nông dân khi đã phun thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép, doanh nghiệp xuất khẩu khi tiếp nhận không có cách nào rửa trôi đi được và lô nông sản đó sẽ bị quay đầu, không thể xuất khẩu.

“Do đó tiêu chuẩn đặt ra không phải để làm khó nông dân. Việc các tiêu chuẩn, hàng rào về kỹ thuật ngày một nhiều lên vừa để bảo vệ người tiêu dùng, vừa để thúc đẩy chất lượng nông sản ngày càng hoàn thiện hơn”, bà Minh nhấn mạnh.

Giải quyết khó khăn khi xây dựng tiêu chuẩn

Bàn sâu hơn về việc xây dựng các tiêu chuẩn cho nông sản, ông Bùi Phước Hòa, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao cho rằng, tiêu chuẩn là chuẩn mực chung nhằm xác định và giảm thiểu rủi ro dọc theo chuỗi cung ứng của khách hàng - với các hoạt động, quy trình, hệ thống, con người hoặc năng lực.

Tuy nhiên, hiện nay quá trình xây dựng tiêu chuẩn cho nông sản đang gặp phải một số khó khăn. Đầu tiên là vấn đề chi phí, trong đó bao gồm chi phí xây dựng tiêu chuẩn, chi phí trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, chi phí kiểm nghiệm, giám định và các chi phí quản lý.

Khó khăn thứ hai là thời gian, trong đó bao gồm thời gian kiểm soát các công đoạn theo tiêu chuẩn, thời gian lập và lưu trữ hồ sơ, thời gian đánh giá lại các hoạt động đã thực hiện và thời gian cập nhật, trao đổi thông tin.

Vấn đề thứ ba mà Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đưa ra là văn hóa trong sản xuất. Ông Hòa nhìn nhận, đây là vấn đề khó nhất, có thể kể đến như mô hình quản lý theo quy mô hộ gia đình, chưa tách biệt rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ nhân sự. Cùng với đó là thói quen và tập quán canh tác, thu hoạch cũ và chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc lưu lại bằng chứng tuân thủ quy định.

Để giải quyết những khó khăn này, ông Bùi Phước Hòa đề xuất các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhất quán về chính sách, tạo ra những quy định xuyên suốt giữa các Bộ/ngành, tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ chi phí đào tạo về tiêu chuẩn.

Tin liên quan

Đọc tiếp