Đột phá cải cách hành chính trong thủ tục Hải quan

Logicstic Việt nAM
12:00 - 08/10/2021
Đột phá cải cách hành chính trong thủ tục Hải quan
0:00 / 0:00
0:00
Hội thảo được quan tâm của nhiều doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh COVID-19. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn,

Hội thảo do Hiệp hội Logicstic (VLA); Tổng Cục hải quan ( TCHQ); Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ( CIEM); Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức.

Hội thảo được quan tâm của nhiều doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh COVID-19. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, Trong bối cảnh như vậy, Tổng cục Hải quan đang có những thay đổi về chính sách, nhằm phục vụ doanh nghiệp được thuận lợi trong lĩnh việc xuất nhập khẩu, đây là một điều rất có ý nghĩa , đây là một sự an ủi, sự chia sẻ lớn cho các doanh nghiệp nói chung.

Hội thảo trực tuyến “Đổi mới thủ tục hải quan - Góp ý dự thảo văn bản thay thế Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC”, là rất cấp thiết và phù hợp trong tình hình mới.

Diễn giả Nguyễn Minh Thảo (CIEM) chia sẻ: Trong những năm qua, Hải quan Việt nam đã cũng có nhiều cải cách, tạo thuận lợi, bằng cách soạn thảo bổ sung thay thế các Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC. Đây là những văn bản trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hoá của các doanh nghiệp. Đây là điểm mới, nếu được chia sẻ, sẽ đóng góp được nhiều ý kiến hơn.

Nội dung chính của dự thảo là chỉnh sửa bổ sung Điều 21, Điều 30 trong mục xử lý kết quả kiểm tra Hải quan hay Điều 43 về hàng quá cảnh, Điều 44 về trung chuyển hàng hoá, Điều 53 về tạm nhập tái xuất, xác định mã HS….

Thay mặt tổ soạn thảo, ông Đào Duy Tám, Tổng cục Phó Tổng cục Hải quan đã tiếp thu và hoàn thiện mọi đóng góp của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục Hải quan cũng như giám sát Hải quan và các quy định về Thuế và kiểm tra sau thông quan.

Việc thay đổi 2 nghị định và 2 văn bản này nhằm giải quyết vướng mắc của các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua, và chúng tôi cũng hướng tới tạo điều kiện thuận lợi hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tuỳ theo thẩm quyền và Luật đã quy định.

Sắp tới chúng tôi sẽ xây dựng dữ liệu Hải quan thông minh và sẽ triển khai vào năm 2023, ông Tám cho biết thêm.

Trong thời gian Hội thảo diễn ra, đã có rất nhiều câu hỏi về Logistic, kiểm tra luồng vàng, kiểm tra sau thông quan, cách ghi trên mẫu tờ khai Hải quan…đại diện Tổng cục Hải quan, ông Đào Duy Tám Cục phó Cục Giám sát Hải quan và Ban soạn thảo đã trả lời thấu đáo.

Dự thảo Nghị định và Thông tư này, sẽ trình qua Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các Bộ liên ngành để thông qua./.

Việc đưa dự thảo ra lấy ý kiến rộng rãi cũng là bước đi cầu thị của cơ quan quản lý Nhà nước, là bước đi đồng hành với doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử làm thay đổi sâu sắc đến ngành dịch vụ logicstic. Do vậy, những quy định về thông quan, chúng tôi thấy cần kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp để hoạt động tốt hơn nữa. Chúng tôi mong muốn Tổng cục Hải quan tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực thông quan làm sao giảm kiểm tra vật lý, tăng hậu kiểm và quan trọng nhất là tăng niềm tin đối với các doanh nghiệp vì đa số các doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật.

Ông Lê Duy Hiệp Chủ tịch Hiệp hội Logicstic Việt Nam phát biểu.

Đọc tiếp