FED lấy ý kiến về việc phát hành tiền kỹ thuật số

Tiền kỹ thuật số FED
09:54 - 22/01/2022
FED lấy ý kiến về việc phát hành tiền kỹ thuật số
0:00 / 0:00
0:00
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vừa mở cuộc thảo luận lấy ý kiến công chúng lần đầu tiên về phát hành một đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương. Đây được xem là một nỗ lực của FED nhằm bắt kịp sáng tạo tài chính toàn cầu và duy trì vị thế của đồng USD.

Sau một thời gian dài chờ đợi của thị trường, vào ngày 20/1, FED cuối cùng đã công bố một tài liệu làm căn cứ cho cuộc thảo luận lấy ý kiến về việc phát hành tiền kỹ thuật số được dự báo là sẽ “nóng” trong những tháng sắp tới. Theo dự kiến, quy trình tham vấn công chúng về tiền kỹ thuật số của FED sẽ kéo dài 120 ngày.

Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết: “Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ công chúng và các bên liên quan trong quá trình chúng tôi tìm hiểu về những điểm tích cực và tiêu cực của tiền điện tử ở Mỹ”.

Trong những năm gần đây, FED đã ngần ngại với ý tưởng phát hành Tiền điện tử của Ngân hàng Trung ương (CBDC) với mong muốn sẽ chỉ phát hành tiền số nếu lợi ích mang lại lớn hơn mặt tiêu cực.

Trước đây, ông Powell cũng từng nói rằng CBDC chỉ “giữ vai trò bổ sung chứ không thay thế cho tiền mặt và các dạng kỹ thuật số hiện có của đồng USD trong khu vực tư nhân, chẳng hạn tiền gửi tại các ngân hàng thương mại”.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã đi trước rất xa khi tiến hành thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang có những bước tiến vào công nghệ này.

Fed lấy ý kiến về việc phát hành tiền kỹ thuật số.

Fed lấy ý kiến về việc phát hành tiền kỹ thuật số.

Về sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lấy ý kiến về việc phát hành tiền điện tử, giáo sư Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell phát biểu: “FED cuối cùng đã khởi động một chủ đề mà các ngân hàng trung ương không thể tránh khi họ tìm cách đảm bảo sự ổn định tiền tệ và tài chính trong bối cảnh có nhiều sáng tạo mới về công nghệ tài chính, bao gồm sự dịch chuyển nhanh chóng sang các dạng thanh toán kỹ thuật số - nhân tố đang giữ vai trò định hình lại thị trường tài chính và các định chế tài chính”.

“Một CBDC có thể mang lại lựa chọn thanh toán kỹ thuật số an toàn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp khi hệ thống thanh toán tiếp tục phát triển, và có thể dẫn tới các lựa chọn thanh toán nhanh chóng hơn giữa các quốc gia. Tuy nhiên, một đồng tiền số như vậy vẫn có những mặt hạn chế”, đại diện FED nói thêm.

Sự lo ngại xoay quanh việc liệu tiền điện tử có bảo toàn được sự ổn định tiền tệ và tài chính, bổ sung cho các phương thức thanh toán hiện có, cũng như bảo mật công dân và giữ vững khả năng chống lại các hoạt động tài chính phi pháp.

Ngân hàng này nhận thức rõ những rủi ro của một CBDC và thừa nhận rằng một đồng tiền số như vậy có thể làm thay đổi căn bản cấu trúc của hệ thống tài chính Mỹ. Hơn thế nữa, chi phí vốn của các ngân hàng có thể gia tăng nếu lượng tiền gửi trong ngân hàng giảm xuống khi một đồng USD kỹ thuật số có lãi suất được sử dụng phổ biến. Điều này sẽ dẫn tới sự gia tăng lãi suất tín dụng đối với doanh nghiệp và hộ gia đình.

Tuy nhiên, FED nhấn mạnh rằng có thể khắc phục vấn đề này thông qua các thông số thiết kế, chẳng hạn giới hạn số lượng tiền mà một tổ chức hay cá nhân có thể nắm giữ. Chính vì thế, cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của nước Mỹ là khu vực tư nhân cung cấp các tài khoản và ví kỹ thuật số để tạo điều kiện cho việc quản lý tất cả các trạng thái nắm giữ và thanh toán liên quan. Các ngân hàng thương mại và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng nằm trong sự điều tiết của của cơ quan chức năng có thể đảm nhiệm vai trò này.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng việc không hành động cũng dẫn tới những hệ quả bất lợi. Nếu không phát triển được một đồng tiền kỹ thuật số, Mỹ có thể suy giảm vị thế siêu cường trên thị trường toàn cầu.

Ngược lại, nếu các đồng tiền kỹ thuật số hấp dẫn hơn so với các dạng hiện có của đồng USD, vai trò của USD trên toàn cầu có thể suy giảm, và một CBDC của Mỹ có thể giúp bảo toàn vai trò quốc tế của đồng USD.

Hiện ngành công nghiệp tiền số đang đối mặt với hàng loạt trở ngại trong thời gian gần đây, nhất là sự hoài nghi về tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của chúng ngày càng rộng rãi. Thậm chí, các sàn giao dịch tiền số được coi là đối tượng chính bị gia tăng quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán Mỹ trong năm 2022.

Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã đề xuất lệnh cấm khai thác Bitcoin và giao dịch tiền số vào ngày 20/1, trước lo ngại về việc loại tiền này đe dọa ổn định tài chính, phúc lợi của người dân và chủ quyền chính sách tiền tệ.

Đặc biệt, sáng 21/1, giá Bitcoin đã tụt xuống dưới mốc 40.000 USD/đồng, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua, kéo hàng loạt đồng tiền số khác sụt giảm theo khiến tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa giảm sâu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.