Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất cấm hoàn toàn tiền ảo

Tài chính số NGA
12:03 - 21/01/2022
Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất cấm hoàn toàn tiền ảo
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền điện tử trên lãnh thổ nước này, trước lo ngại về việc loại tiền này đe dọa ổn định tài chính, phúc lợi của người dân và chủ quyền chính sách tiền tệ.

Ngày 20/1, Ngân hàng Trung ương Nga đã đề xuất cấm sử dụng và khai thác tiền điện tử trên lãnh thổ Nga. Ngân hàng này nhận định sự tăng trưởng nhanh chóng của tiền ảo chủ yếu do nhu cầu đầu cơ. Chúng mang đặc điểm của một kim tự tháp tài chính, có thể khiến bong bóng trên thị trường hình thành, đe dọa ổn định tài chính và phúc lợi công dân.

Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực siết quản lý tiền ảo trên toàn cầu, khi chính phủ khắp nơi, từ châu Á tới châu Âu bày tỏ lo ngại về các đồng tiền ảo kỹ thuật số do tư nhân vận hành có thể làm suy yếu quyền kiểm soát các hệ thống tài chính và tiền tệ của nhà nước.

Nga là quốc gia có nhiều người sử dụng tiền điện tử với khối lượng giao dịch hàng năm khoảng 5 tỷ USD. Đây cũng là quốc gia lớn thứ ba thế giới trong lĩnh vực khai thác bitcoin, sau Mỹ và Kazakhstan.

Những năm gần đây, Nga phản đối tiền ảo vì cho rằng chúng có thể bị sử dụng trong hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Thậm chí, năm 2020, Nga còn cấm dùng tiền ảo làm phương tiện thanh toán.

Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất cấm hoàn toàn các loại tiền ảo.

Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất cấm hoàn toàn các loại tiền ảo.

Ngân hàng Trung ương Nga cũng đề xuất cấm các tổ chức tài chính thực hiện bất kỳ giao dịch nào bằng tiền ảo, đồng thời phát triển cơ chế để ngăn chặn các giao dịch nhằm mục đích mua bán tiền ảo lấy tiền pháp định. Các sàn giao dịch tiền điện tử cũng trong diện đề xuất cấm.

Ngoài ra, ngân hàng này cho biết việc khai thác tiền điện tử cũng dẫn tới các vấn đề về tiêu thụ năng lượng. Theo đó, quá trình khai thác bitcoin và các loại tiền điện tử khác tiêu tốn điện năng và thường chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

"Do đó, giải pháp tốt nhất là đưa ra lệnh cấm khai thác tiền điện tử ở Nga," Ngân hàng Trung ương Nga đề xuất.

Trước đó, vào tháng 8/2021, Nga chiếm 11,2% hashrate toàn cầu. Hashrate là thuật ngữ chỉ thước đo hiệu suất của người khai thác tiền ảo. Trong báo cáo của mình, Ngân hàng trung ương Nga nhắc đến các biện pháp mà những nước khác đang thực hiện để ngăn chặn hoạt động tiền ảo. Tổ chức này cho biết, sẽ làm việc với nhà chức trách tại các quốc gia khác nơi có các sàn giao dịch tiền ảo để thu thập hoạt động của các khách hàng người Nga.

Ngân hàng này đặc biệt nhấn mạnh, tài sản tiền ảo phổ biến sẽ ảnh hưởng đến quyền lực của chính sách tiền tệ và cần phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Trong khi đó, Ngân hàng Nga dự định phát hành đồng rouble kỹ thuật số, gia nhập xu hướng phát triển tiền số để hiện đại hóa hệ thống tài chính, chống lại nguy cơ tiềm năng từ các loại tiền ảo khác.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.