FRT tiếp tục phá 'đỉnh', một mã bất động sản hút dòng tiền

FRT KDH
16:08 - 29/02/2024
Giao dịch nhóm xây dựng và bất động sản phiên 29/2.
Giao dịch nhóm xây dựng và bất động sản phiên 29/2.
0:00 / 0:00
0:00
Sau khi chinh phục mốc 1.250 điểm, VN-Index gặp áp lực điều chỉnh. Tuy nhiên thanh khoản vẫn dồi dào, dòng tiền mới nhập cuộc giúp hỗ trợ chỉ số không bị kéo xuống sâu.

Kết phiên 29/2, VN-Index giảm gần 2 điểm, lùi về mốc 1.252,73 điểm. HNX-Index và UPCoM đều tăng nhẹ. Thanh khoản tăng đáng kể so với phiên hôm qua, đạt mức gần 27.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 5.500 tỷ đồng và trở lại bán ròng hơn 400 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Hai cổ phiếu nhóm Vingroup bị bán ròng mạnh nhất: VHM 211 tỷ đồng, VRE 172 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có VNM 115 tỷ đồng, HCM 98 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ FUEVFVND 72 tỷ đồng, VCB 40 tỷ đồng, TPB 36 tỷ đồng, HAH 33 tỷ đồng; DBC, GVR, BID, VIC, FRT, GAS trên 20 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, SSI được mua ròng mạnh nhất với giá trị 179 tỷ đồng, kế đến là HPG 91 tỷ đồng, NLG 56 tỷ đồng, KDH 48 tỷ đồng, KBC 40 tỷ đồng, VIX 39 tỷ đồng, AAA 38 tỷ đồng; ASM, DXG, BMP trên 20 tỷ đồng.

Với diễn biến giằng co ở vùng giá cao, dòng tiền hôm nay có sự phân hóa rõ rệt. VN30 vẫn tăng nhẹ 0,4 điểm nhờ sự tích cực của MSN +3,1%, SSI +2,5%, MWG +2%, SAB +1,4%, HPG +1,3%. Ngoài ra còn có BVH, FPT, HDB, STB cũng tăng giá. Chiều giảm dẫn đầu là VRE -4,7%. VHM cũng giảm 2,3%, còn lại giảm trên dưới 1%. ACB, TCB và VPB đứng tham chiếu.

Nhóm bán lẻ có diễn biến tích cực nhất. Ngoài MWG, MSN thì PNJ, DGW cũng tăng giá nhẹ. Đáng chú ý là FRT tiếp tục tăng mạnh hơn 6% lên vùng đỉnh mới 145.000 đồng/cp. Cổ phiếu của FPT Retail vẫn chưa có dấu hiệu chững lại dù đã tăng gần 50% kể từ đầu năm 2024.

Nhóm thủy sản cũng được dòng tiền ưu ái hơn, với VHC +2,9%, ANV +1,8%, ASM +2,7%, FMC +1,1%, CMX +0,7%.

Nhóm chứng khoán ghi nhận hầu hết các mã lớn ở chiều tăng. Ngoài SSI thì VIX, VND, VCI, SHS tăng trên dưới 1%. FTS tăng trần, một số mã tăng mạnh 3-4% như VDS, CSI, BVS. Ngược lại, HCM giảm gần 2%, HAC giảm 3,7%, HBS giảm 2,4%, PHS giảm 2,8%, VIG giảm 2,4%...

Nhóm thép tăng vốn hóa chủ yếu nhờ HPG, trong khi NKG và HSG giảm nhẹ. Cổ phiếu của Hòa Phát vẫn đang trong nhịp tăng mới và kết phiên hôm nay đã về lại mốc 31.000 đồng/cp.

Hai nhóm ngân hàng và bất động sản là tác nhân chính kéo thị trường đi xuống. Nhóm ngân hàng chỉ còn vài mã giữ được sắc xanh, gồm HDB, BVB, MSB, STB, VBB; nhưng tỷ lệ tăng chỉ dưới 1%. Giảm mạnh nhất là BID -1,7%, OCB -1,6%, CTG -1,1%...

Nhóm bất động sản ngoài bộ ba cổ phiếu của Vingroup thì còn có BCM, KBC, VPI, ITA, HDH, QCG, CRE, SCR… cũng giảm giá. Chiều tăng có NVL, PDR, DIG, DXG, CEO, NLG, SJS, IJC, HDC… tuy nhiên đa số chỉ tăng nhẹ. Đáng chú ý có KDH tăng trần lên mức giá 34.650 đồng/cp. Đây là một trong số ít các mã có sự hồi phục cùng thị trường trong giai đoạn vừa qua.

Từ đầu tháng 2/2024 đến nay, cổ phiếu của Khang Điền đã tăng hơn 13%, về lại vùng giá cao nhất kể từ tháng 8/2022 (tương ứng mức đỉnh 18 tháng).

Khang Điền đang xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chào bán thêm 110,09 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 20 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 27.250 đồng/cổ phiếu, huy động 3.000 tỷ đồng và dự kiến triển khai trong năm 2024. So với giá hiện tại, giá chào bán dự kiến thấp hơn 21%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.