Hãng mỹ phẩm Revlon nộp đơn phá sản

Làm đẹp MỸ
08:54 - 17/06/2022
Hãng mỹ phẩm Revlon của Mỹ đã nộp đơn phá sản do tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Hãng mỹ phẩm Revlon của Mỹ đã nộp đơn phá sản do tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
0:00 / 0:00
0:00
Công ty sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng Revlon đã đệ đơn phá sản tối ngày 15/6 và trở thành một nạn nhân tiếp theo của sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu khiến khiến chi phí nguyên liệu thô tăng cao.

Theo Reuters, Revlon được thành lập vào năm 1932 bởi anh em Charles cùng Joseph Revson và Charles Lachman dưới tư cách là một công ty bán sơn móng tay. Tới năm 1985, công ty được bán lại cho MacAndrews & Forbes và được niêm yết công khai 11 năm sau đó.

Vào năm 2016, công ty đã mua lại hãng mỹ phẩm và nước hoa Elizabeth Arden – nhà quản lý các thương hiệu bao gồm nước hoa Britney Spears và nước hoa Christina Aguilera - trong một thương vụ trị giá 870 triệu USD để chống lại sự cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, doanh số bán hàng của công ty đã giảm dần trong nhiều năm và vào năm 2021 đã giảm 22% so với năm 2017. Ngược lại, các đối thủ cạnh tranh như CoverGirl, do Coty sở hữu, đã giành được thị phần bằng cách đầu tư mạnh mẽ để cải thiện nguồn cung cấp.

Trong lịch sử 90 năm của mình, Revlon vẫn luôn nhận được sự yêu thích của phụ nữ trên toàn thế giới với các sản phẩm son môi và sơn móng tay. Tuy nhiên trong những năm gần đây, công ty đã đánh mất thị phần của mình và dần trở nên kém cạnh tranh trước các đối thủ startup được hậu thuẫn bởi người nổi tiếng như Kylie Cosmetics của Kylie Jenner và Fenty Beauty của nữ ca sĩ Rihanna.

Trong hồ sơ phá sản nộp lên SEC, Revlon nêu lên nguyên nhân là do sự gián đoạn chuỗi cung ứng vào mùa xuân đã thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt đối với các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm của mình.

Revlon nổi tiếng với các sản phẩm trang điểm, thuốc nhuộm tóc và sơn móng tay. Ảnh: Reuters

Revlon nổi tiếng với các sản phẩm trang điểm, thuốc nhuộm tóc và sơn móng tay. Ảnh: Reuters

Đồng thời, một nguyên nhân khác tới từ việc các nhà cung cấp vốn thường yêu cầu thời gian thanh toán trong vòng 75 ngày đã bắt đầu yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt trước các đơn đặt hàng mới. Việc này xảy ra trong bối cảnh thiếu lao động và lạm phát, khiến các vấn đề mà công ty đang gặp phải càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa.

Theo lời ông ông Robert Caruso, giám đốc tái cấu trúc của Revlon, được Reuters trích dẫn, một tuýp son môi Revlon cần từ 35 đến 40 nguyên liệu thô. Các bộ phận cấu thành này đều rất quan trọng để đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên với sự thiếu hụt các thành phần cần thiết trong danh mục đầu tư của công ty, sự cạnh tranh cho bất kỳ nguyên liệu sẵn có nào là rất lớn.

Trong khi đó, đại dịch Covid-19 hoành hành khiến thời gian giao hàng của các tàu bị kéo dài ra hơn rất nhiều và đẩy chi phí vận tải lên cao. Trên hết, các ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine càng khiến tình hình trở nên khó đoán hơn và thêm vào những tắc nghẽn vốn chưa được giải quyết của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngay sau khi đệ đơn xin phá sản cổ phiếu của Revlon trong ngày 16/6 giảm 44% và đóng cửa giảm 13%. Trên thực tế, cổ phiếu của công ty đã giảm một nửa giá trị từ 9/6 và một báo cáo truyền thông về vụ phá sản tiềm năng đã xuất hiện ngay sau đó ngày 10/6.

Theo Revlon, công ty đang có kế hoạch tài trợ cho việc phá sản của mình bằng 575 triệu USD là tài trợ từ bên nợ còn quyền sở hữu từ các cơ sở khách hàng cho vay sẵn có của mình. Ngoài ra trong đơn nộp lên tòa án vào cuối ngày 15/6, công ty cũng liệt kê hơn 3,54 tỷ USD là số tiền nợ phải trả.

Công ty quản lý đầu tư Mittleman Brothers, công ty nắm giữ khoảng 3% cổ phần của công ty, bày tỏ hy vọng các chủ sở hữu cổ phần sẽ quản lý được khoản thanh toán ổn định mặc dù phá sản. Theo giám đốc Chris Mittleman điều này có thể xảy ra nếu Revlon quản lý doanh số bán hàng cao hơn để vượt qua các vấn đề của chuỗi cung ứng.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.