IMF: Tiền kỹ thuật số không còn là tài sản phòng ngừa rủi ro

Tiền kỹ thuật số IMF
18:31 - 13/01/2022
IMF: Tiền kỹ thuật số không còn là tài sản phòng ngừa rủi ro
0:00 / 0:00
0:00
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cảnh báo tiền kỹ thuật số không thể được xem là một kênh phòng ngừa rủi ro biến động thị trường.

Trong một báo cáo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng tiền kỹ thuật số diễn biến theo thị trường chứng khoán và làm gia tăng nguy cơ lây lan ra khắp các thị trường tài chính. Theo đó, dù trước đại dịch các đồng tiền số như Bitcoin và Ethereum hầu như không có tương quan với thị trường chứng khoán, nhưng thanh khoản cao do các biện pháp ứng phó của các ngân hàng trung ương với đại dịch và khẩu vị rủi ro của giới đầu tư gia tăng đã khiến các đồng tiền kỹ thuật số và giá cổ phiếu cùng nhau tăng lên.

Mối liên hệ mạnh mẽ hơn này đã hạn chế khả năng của Bitcoin trong việc đóng vai trò là một kênh phòng trừ rủi ro trong thời kỳ biến động của thị trường, như những người ủng hộ tiền số lâu nay vẫn ca ngợi. Thay vào đó, đồng tiền số này giờ đây lại là một tài sản rủi ro.

Tiền kỹ thuật số không thể được xem là một kênh phòng ngừa rủi ro biến động thị trường nữa

Tiền kỹ thuật số không thể được xem là một kênh phòng ngừa rủi ro biến động thị trường nữa

Các chuyên gia kinh tế của IMF cho biết, đồng Bitcoin không diễn biến cùng một chiều nhất định với chỉ số S&P 500 trong giai đoạn 2017-2019, với hệ số tương quan trong diễn biến hàng này cho hai chỉ số này khi đó chỉ ở mức 0,01. Nhưng hệ số này đã tăng lên 0,36 trong giai đoạn 2020-2021, khi các loại tài sản trên có những diễn biến trùng lặp hơn, cùng tăng hoặc cùng giảm.

Các chuyên gia này cho biết phân tích của họ cho thấy hiệu ứng lan tỏa giữa tiền số và chứng khoán có xu hướng tăng lên trong những thời kỳ biến động trên thị trường tài chính, như vào tháng 3/2020, hay trong đợt biến động mạnh của giá bitcoin như đầu năm 2021.

Các chuyên gia của IMF nhận định những diễn biến đồng bộ của tiền số và chứng khoán "có thể sớm gây ra nhiều nguy cơ cho sự ổn định tài chính, đặc biệt ở những nước áp dụng tiền số rộng rãi".

Vì thế, các chuyên gia này kêu gọi xây dựng "một khung quản lý toàn diện và phối hợp trên toàn cầu để định hướng cho các quy định và hoạt động giám sát ở phạm vi quốc gia, cũng như giảm thiểu các nguy cơ đối với sự ổn định tài chính xuất phát từ hệ sinh thái tiền kỹ thuật số".

Trước đó, báo cáo ngày 10/1 từ CoinShares - nhà quản lý tài sản kỹ thuật số cho biết, đã ghi nhận dòng tiền chảy ra khỏi thị trường tiền số ở mức kỷ lục 207 triệu USD vào tuần trước. Điều này xảy ra giữa bối cảnh giá tiền điện tử tiếp tục giảm trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2022.

Trong khi đó, Bitcoin, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường, ghi nhận 107 triệu USD đã chảy khỏi thị trường vào tuần trước.

Như vậy, tính từ đầu năm 2022, Bitcoin cho tới nay đã mất khoảng 14% giá trị, đánh dấu năm có khởi đầu tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ qua, kể từ 2012. Trong phiên giao dịch ngày 11/1, giá Bitcoin đã có thời điểm giảm xuống mốc 39.712 USD/đồng. Đây là mức giá thấp nhất của đồng tiền này tính từ tháng 9/2021. So với thời điểm mức đỉnh khoảng 69.000 USD cách đây gần 2 tháng, Bitcoin đã "bốc hơi" 40% giá trị.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.