JPMorgan trở thành ngân hàng tiên phong mở văn phòng ảo trên metaverse

metaverse THẾ GIỚI
17:39 - 18/02/2022
Văn phòng ảo của JPMorgan trên Decentraland.
Văn phòng ảo của JPMorgan trên Decentraland.
0:00 / 0:00
0:00
Cùng tham gia vào thị trường metaverse đang ngày càng nóng trên thế giới với các nhãn hàng và doanh nghiệp nổi tiếng khác, JPMorgan trở thành ngân hàng đầu tiên trên thế giới mở một văn phòng ảo trên nền tảng vũ trụ ảo Decentraland.

Metaverse được tạo nên không phải từ một mà là nhiều thế giới ảo khác nhau. Trong đó, những nền tảng phổ biến hiện nay như Decentraland, Sandbox hay một nền tảng khác là Roblox đang được giới trẻ ưa chuộng.

Trong những thế giới ảo này, người dùng có thể sử dụng avatar số để khám phá những vùng đất ảo, giao lưu, chơi game, nhìn ngắm các tác phẩm nghệ thuật, shopping và thậm chí cả mua bán bất động sản.

Văn phòng ảo trên metaverse của JPMorgan

Tháng 6 năm ngoái, nhà phát triển Everyrealm đã mua một mảnh đất ảo trên Decentraland với giá 913.000 USD. Khu đất hiện đã được biến thành khu mua sắm Metajuku, nơi đặt văn phòng của JPMorgan.

Gã khổng lồ ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase đã thành lập văn phòng ảo tại trung tâm thương mại Metajuku với một phòng khách có cầu thang xoắn ốc, một con hổ và một bức chân dung của Giám đốc điều hành Jamies Dimon trên tường.

Ngày ra mắt văn phòng ảo của ngân hàng này cũng trùng với ngày mà Onyx – chi nhánh blockchain của JPMorgan - phát hành một báo cáo nói về các cơ hội thị trường dành cho công nghệ metaverse.

Ngân hàng đầu tư này cũng đang giữ thái độ lạc quan về công nghệ này. Theo dự đoán của các chuyên gia tại đây, thị trường metaverse có thể đạt mức doanh thu hàng năm 1.000 tỷ USD. Thế giới ảo sẽ “xâm nhập vào ngõ ngách và mọi lĩnh vực trong những năm tới”.

Ngân hàng này cũng không phải là ngân hàng duy nhất có tầm nhìn lạc quan về tương lai của metaverse. Goldman Sachs – đối thủ trên Phố Wall với JPMorgan – cũng đưa ra dự đoán thị trường này sẽ đạt giá trị 8.000 tỷ USD trong tương lai.

Thêm vào đó, dù là ngân hàng đầu tiên trên thế giới tiên phong thành lập một văn phòng metaverse, JPMorgan thực ra đang đi theo con đường hiện được nhiều thương hiệu, doanh nghiệp và những nhân vật có tầm ảnh hưởng thực hiện.

Buổi hòa nhạc của Warner Music trên nền tảng metaverse Sandbox. Ảnh: Techspot

Buổi hòa nhạc của Warner Music trên nền tảng metaverse Sandbox. Ảnh: Techspot

Xu hướng metaverse của các tập đoàn lớn thuộc mọi lĩnh vực

Trong những tháng gần đây, ngày càng nhiều công ty nổi tiếng tham gia vào thế giới ảo metaverse. Các thương hiệu này trải rộng từ lĩnh vực bán lẻ tới giải trí như Walmart, Nike, Disney và Warner Music Group.

Warner Music, tập đoàn giải trí khổng lồ với các nghệ sĩ nổi tiếng như Dua Lipa và Red Hot Chili Peppers, đang xây dựng một công viên giải trí chuyên tập trung vào các buổi hòa nhạc trên nền tảng metaverse Sandbox.

Ngoài ra, thương hiệu hàng xa xỉ Gucci cũng đã mua đất ảo trên đây để xây dựng một không gian cung cấp các trải nghiệm sống động cho người dùng. Khách hàng, đặc biệt là những người trẻ tuổi Gen Z có thể mua sắm các mặt hàng thời trang kỹ thuật số trên đây.

Cùng Gucci và Warner Music, Sandbox đã thành lập hơn 200 mối quan hệ đối tác với các công ty, thương hiệu và cá nhân bao gồm rapper Snoop Dogg, hãng đồ thể thao Adidas và hãng game Atari của Nhật Bản.

Các công ty khác từ nhiều lĩnh vực khác nhau từ các công ty nhỏ chuyên về bất động sản, kiến trúc, thậm chí cả lĩnh vực thuế và kế toán cũng đang tham gia vào metaverse.

Công ty kế toán Prager Metis có trụ sở tại Mỹ đã mở trụ sở chính cao ba tầng ở Decentraland vào tháng trước. Jerry Eitel, đối tác của Prager Metis, cho biết mọi vấn đề về thuế và kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp trong cuộc sống thực cũng có thể áp dụng trên metaverse.

Bất động sản cũng là một ngành công nghiệp đang bùng nổ trong nền kinh tế metaverse. Doanh số bán đất ảo đã được thúc đẩy bởi “nền kinh tế sở hữu” trên Web3 - một phiên bản Internet mới mà những người ủng hộ đánh giá là phi tập trung, công bằng và được kiểm soát bởi người dùng. Theo JPMorgan, thị trường bất động sản ảo cuối cùng sẽ “bắt đầu xuất hiện các dịch vụ như tín dụng, thế chấp và cho thuê”.

Ngân hàng này nhận định bất động sản ảo là một “thị trường đang phát triển” và các thương hiệu đang đóng góp bằng cách “mua thêm không gian để tạo ra các cửa hàng ảo và các trải nghiệm khác”. Báo cáo của ngân hàng cho thấy mức giá trung bình của một lô đất ảo đã tăng gấp đôi chỉ trong 6 tháng vào năm 2021. Từ mức 6.000 USD vào tháng 6, mức giá đã nhảy vọt lên 12.000 USD vào cuối năm trên 4 nền tảng metaverse chính.

Sự phát triển của nền kinh tế metaverse cũng đã tạo ra việc làm cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Các công ty từ may mặc tới công nghệ đang có xu hướng tuyển dụng đa dạng. JPMorgan dự đoán rằng một số cá nhân thậm chí sẽ trở thành “lao động tự do” trên metaverse - những người kiếm thu nhập bằng cách cung cấp dịch vụ trong thế giới ảo.

Để nắm bắt xu hướng này, JPMorgan đang nỗ lực xây dựng chuyên môn và cơ sở hạ tầng blockchain và tiền điện tử. Christine Moy, người đứng đầu toàn cầu của Onyx cho biết công ty hiện đang tập trung vào việc cung cấp cơ sở hạ tầng như blockchain và công nghệ thanh toán cho khách hàng bao gồm cả những nhà sản xuất game.

Trong năm nay, các công ty trong ngành cũng không ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Cổ phiếu của nhà phát triển trò chơi Roblox giảm tới 25% sau khi công bố doanh thu hàng quý đáng thất vọng. Cổ phiếu metaverse hoạt động kém hiệu quả vào năm 2022 khi cổ phiếu của quỹ ETF Roundhill Ball Metaverse (METV) giảm 15,3% so với năm ngoái. Mức sụt giảm này cao hơn các cổ phiếu công nghệ trên Nasdaq với mức giảm 13,5%.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.