Khám phá cây cầu dài nhất châu Âu nối Nga với Crimea mà Ukraine 'dọa đánh'

Cầu Crimea NGA
14:38 - 18/07/2022
Khung cảnh ấn tượng của cầu Crimea vào buổi đêm. Ảnh: TASS
Khung cảnh ấn tượng của cầu Crimea vào buổi đêm. Ảnh: TASS
0:00 / 0:00
0:00
Là cây cầu dài nhất châu Âu và được mệnh danh là “công trình của thế kỷ”, cầu Kerch nối liền nước Nga với bán đảo Crimea được khởi công xây dựng năm 2015 và hoàn thành năm 2019. Công trình này đang trở thành tâm điểm trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhanh chóng cho khởi công xây dựng cầu Crimea (hay còn được gọi là cầu Kerch) – cây cầu đi qua eo biển Kerch kết nối hòn đảo này với đất liền. Với chiều dài tổng cộng 19km, cầu Crimea có giá trị lên tới 3,7 tỷ USD và đóng vai trò trọng yếu như tuyến đường bộ trực tiếp duy nhất từ Moscow tới Crimea.

Tuy nhiên cũng chính vì tầm quan trọng của nó, phát ngôn viên Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine ông Vadim Skibitskiy hôm 16/7 đã khẳng định bán đảo Crimea cũng như cây cầu chính là một mục tiêu tấn công hợp pháp của các vũ khí tầm xa. Quan chức này cho rằng "bán đảo Crimea đã trở thành một trung tâm vận chuyển tất cả trang thiết bị và vũ khí từ Nga về phía nam Ukraine".

Việc Ukraine đe dọa tấn công Crimea và đặc biệt là cầu Kerch đã diễn ra liên tục trong nhiều tháng liền bất chấp việc Nga đã kiểm soát phía đông nam nước này và thiết lập tuyến đường bộ tới Crimea. Phản ứng lại những tuyên bố này, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev khẳng định Crimea đã trở về với Nga và những lời đe dọa như vậy là một "mối đe dọa trực tiếp" với Moscow. Thêm vào đó, ông cũng cho biết "Ngày Phán xét sẽ đến nhanh chóng và dữ dội" nếu cây cầu bị tấn công.

Cầu Crimea có vai trò quan trọng tới đâu

Nhờ sự ra đời của cây cầu Kerch, hoạt động giao thông, du lịch cũng như việc vận chuyển nhiều tấn hàng hóa giữa Nga và Crimea không còn gặp khó khăn. Trước đây, tất cả các phương tiện ô tô đi qua eo biển Kerch đến Crimea đều phải đi qua lãnh thổ Ukraine hoặc đi bằng phà. Tuy nhiên, những chuyến phà thường xuyên bị hủy do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Cầu Crimea dài 19km được mệnh danh là "công trình thế kỷ" và đồng thời là cây cầu dài nhất châu Âu. Ảnh: Mapei

Cầu Crimea dài 19km được mệnh danh là "công trình thế kỷ" và đồng thời là cây cầu dài nhất châu Âu. Ảnh: Mapei

Vào năm 2015, việc khởi công xây dựng công trình này được bắt đầu bởi công ty Stroygazmontazh với chủ sở hữu là tỷ phú Arkady Rotenberg – người đã ngay lập tức bị liệt vào danh sách trừng phạt của Mỹ cùng các quốc gia phương Tây vào năm 2016 cùng các công ty Nga khác.

Website chính thức của Stroygazmontazh cho biết “công trình thế kỷ” này bao gồm 2 làn song song gồm một đường ô tô bốn làn xe và một đường sắt đôi nối liền bờ biển Crimea và Bán đảo Taman. Với chiều dài 19km, cây cầu bắc qua các vùng nước mở và chạy dọc theo Đảo Tuzla và Tuzla Spit.

Nhà thầu cho công trình này là công ty Stroygazmontazh của tỷ phú Arkady Rotenberg. Ảnh: most.life

Nhà thầu cho công trình này là công ty Stroygazmontazh của tỷ phú Arkady Rotenberg. Ảnh: most.life

Con đường và thiết kế cho cây cầu vượt biển này được lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố như sự hiện diện của các loại đất hỗn hợp không đồng nhất ở đáy biển, hoạt động địa chấn cùng các cân nhắc về vấn đề môi trường. Cây cầu sau đó đã thành công vượt qua các đới đứt gãy kiến tạo và núi lửa bùn, đồng thời bảo tồn các di tích lịch sử và tự nhiên chính mà không làm gián đoạn hoạt động của cơ sở hạ tầng hiện có.

Nhằm tạo ra biên độ an toàn và khả năng chống chịu địa chấn cho cây cầu, Nga đã cho xây dựng 595 trụ với hơn 7.000 cọc thuộc ba loại khác nhau: lăng trụ, khoan nhồi và hình ống. Một số cọc thậm chí còn được đóng theo một góc nghiêng để đảm bảo sự ổn định tốt hơn cho các trụ.

Nhằm đảm bảo tiến độ, việc xây dựng được tiến hành trên quy mô lớn với 8 điểm dọc theo toàn bộ chiều dài của giao lộ. Với các cơ sở hạ tầng tạm thời dưới dạng ba cây cầu kỹ thuật kéo dài hơn 5 km, nhà thầu công trình này có thể tiếp tục công việc bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thậm chí gió giật thường xuyên.

Các cấu trúc tạm thời khác bao gồm các đường tránh để giao hàng, bốn trạm trộn bê tông và các bến bãi để dỡ vật liệu và cấu kiện. Những nỗ lực này đảm bảo tỷ lệ xây dựng cao và chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.

Cầu Crimea được thiết kế để chống chịu với địa chấn và tạo ra biên độ an toàn nhất định. Ảnh: CNN

Cầu Crimea được thiết kế để chống chịu với địa chấn và tạo ra biên độ an toàn nhất định. Ảnh: CNN

Cây cầu này được hoàn thành vào năm 2019, trước thời hạn 6 tháng, theo như các hãng thông tấn Nga. Trong ngày thông cầu cho phép ô tô lưu thông, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân lái chiếc xe tải Kamaz màu cam đi trên chiếc cầu này.

Hãng tin Guardian trích dẫn lời ông Putin cho biết: “Trong các thời đại lịch sử khác nhau, ngay cả dưới thời các Sa hoàng, mọi người đã mơ ước xây dựng cây cầu này”. Ý tưởng này tiếp tục được bàn bạc vào những năm 1930, 40, 50 và cuối cùng, nhờ vào công sức và tài năng của những người công nhân xây dựng, điều kỳ diệu đã xảy ra”.

Tổng thống Vladimir Putin đích thân lái xe tải Kamaz vào ngày khai trương cầu. Ảnh: AP

Tổng thống Vladimir Putin đích thân lái xe tải Kamaz vào ngày khai trương cầu. Ảnh: AP

Theo báo cáo, cây cầu này có thể chở tới 47 đội tàu và khoảng 40.000 ô tô mỗi ngày, biến nó thành cây cầu dài nhất tại châu Âu và một trong những công trình kiến trúc cùng loại lớn nhất trên thế giới. Với các thông số này, cầu Crimea lớn hơn cây cầu Vasco da Gama ở Bồ Đào Nha đã từng nắm giữ danh hiệu cây cầu dài nhất ở châu Âu.

Cầu Crimea có thể chở tới 40.000 ô tô mỗi ngày. Ảnh: Wikipedia

Cầu Crimea có thể chở tới 40.000 ô tô mỗi ngày. Ảnh: Wikipedia

Ngoài đường 4 làn cho xe, cầu Crimea cũng bao gồm một làn song song cho xe lửa. Ảnh: CCBS News

Ngoài đường 4 làn cho xe, cầu Crimea cũng bao gồm một làn song song cho xe lửa. Ảnh: CCBS News

Đọc tiếp