Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất trong 40 năm qua

LẠM PHÁT MỸ
14:38 - 11/03/2022
Một bảng hiệu cho thấy giá xăng tăng ở bên ngoài một trạm xăng ở Washington, DC, ngày 8/3. Ảnh: AP
Một bảng hiệu cho thấy giá xăng tăng ở bên ngoài một trạm xăng ở Washington, DC, ngày 8/3. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát của Mỹ trong tháng 2 đạt 7,9%, mức cao nhất kể từ năm 1982. Giá cả các loại mặt hàng tại Mỹ leo thang, trong khi tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu tiếp tục kéo dài.

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ (BLS), CPI nước này đã tăng 7,9% trong tháng 2 so với năm trước, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982. Con số này đã vượt qua mức cao nhất trong 40 năm hồi tháng 1 là 7,5%.

Các nhà kinh tế được khảo sát Dow Jones dự đoán lạm phát toàn phần sẽ tăng 7,8% trong năm nay và 0,7% trong các tháng.

Gánh nặng đối với người tiêu dùng

Giá năng lượng, dẫn đầu trong danh sách tăng đột biến, đã tăng 3,5% trong tháng 2. Giá thực phẩm tăng 1%, trong khi chi phí tạm trú, chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng CPI, đã tăng thêm 0,5% lên mức 4,7%, mức tăng hàng năm nhanh nhất kể từ tháng 5/1991. Nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động, lạm phát lõi của Mỹ đã tăng 6,4%, phù hợp với ước tính và là mức cao nhất kể từ tháng 8/1982.

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Mỹ. Giá tiêu dùng tăng vọt khiến nhiều người Mỹ chật vật. Ảnh: Bloomberg

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Mỹ. Giá tiêu dùng tăng vọt khiến nhiều người Mỹ chật vật. Ảnh: Bloomberg

Chi phí xe cộ - một yếu tố góp phần gây ra lạm phát đang có dấu hiệu giảm bớt. Giá ô tô và xe tải đã qua sử dụng thực tế đã giảm 0,2%, mức giảm đầu tiên kể từ tháng 9/2021, nhưng vẫn tăng 41,2% trong năm qua. Giá ô tô mới tăng 0,3% trong tháng 2 và 12,4% trong kỳ hạn 12 tháng.

Lạm phát gia tăng đồng nghĩa với việc tiền lương của người lao động bị tụt lại phía sau. Theo BLS, mức thu nhập trung bình hàng giờ đã được điều chỉnh theo lạm phát trong tháng 2 giảm 0,8%. Mặc dù thu nhập đã tăng 5,1% so với một năm trước, nhưng người dân vẫn bị nhưng bị ảnh hưởng nặng nề hơn do giá tăng.

Đà lạm phát quá mạnh đang khiến người dân chỉ dám chi tiêu vào những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và xăng dầu. Trong một cuộc khảo sát đầu năm 2022 của Lending Club cho thấy 64% người Mỹ đang phải sống trong cảnh "cuối tháng hết tiền", cao hơn so với 61% của tháng 12/2021.

"Chúng ta đang phải chứng kiến cảnh giá cả mọi thứ tăng vọt. Mọi người đều phải ăn và sử dụng các dịch vụ thiết yếu. Chúng đều là những chi phí không thể bỏ, nhưng giá của chúng lại ngày một cao hơn", chuyên gia tài chính Anuj Nayar của Lending Club cho biết.

Thậm chí ngay cả những người có thu nhập cao đến 6 con số (trăm nghìn USD), khoảng 48% trong số họ giờ đây cũng lâm vào cảnh "khó khăn hơn bao giờ hết".

Ví dụ về một gia đình 4 người ở San Francisco có thu nhập dưới 120.000 USD/năm. Họ đang bị coi là có thu nhập thấp do không đủ đáp ứng chi tiêu cho lạm phát hiện nay. Theo khảo sát của Personal Capital, bình quân người Mỹ hiện phải kiếm hơn 122.000 USD/năm, tức cao gấp đôi mức lương trung bình toàn quốc mới đủ để sống trong tình hình này.

Fed sẽ tăng lãi suất

Theo nhận định của các chuyên gia, sự gia tăng lạm phát của Mỹ đang phù hợp với đà tăng giá trong năm qua. Nguyên nhân của lạm phát tăng cao là do chính phủ đang chi tiêu nhanh chưa từng có, cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng dai dẳng không thể theo kịp với nhu cầu.

Chỉ số chuỗi cung ứng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tại New York cho thấy áp lực đã giảm bớt vào năm 2022, mặc dù nó vẫn ở gần mức cao trong lịch sử. Để cố gắng ngăn chặn xu hướng lạm phát hiện nay, Fed dự kiến sẽ công bố một loạt các đợt tăng lãi suất. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, cơ quan này đang theo dõi thận trọng các biến động thị trường, đồng thời ông đề xuất tăng 0,25 điểm % trong cuộc họp tuần tới.

Đây sẽ là lần đầu tiên ngân hàng trung ương tăng lãi suất trong hơn ba năm qua, đồng thời đánh dấu sự đảo ngược của chính sách lãi suất bằng 0 và mức bơm tiền mặt chưa từng có cho một nền kinh tế mà năm 2021 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 37 năm.

Các nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ có 7 lần tăng lãi trong năm nay, đồng thời kỳ vọng các biện pháp này sẽ giúp đưa lạm pháp của Mỹ về ngưỡng an toàn.

Điểm sáng còn lại trong bức tranh kinh tế Mỹ lúc này là thị trường lao động. Trong tháng 2, thị trường lao động Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ với 678.000 việc làm mới; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,8%. Đây là nhân tố tích cực cho thấy lạm phát có thể sẽ được kiềm chế.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.