Doanh số bán lẻ tại Mỹ gia tăng bất chấp lạm phát trong tháng 1

bán lẻ MỸ
21:09 - 17/02/2022
Ảnh: Hollis Johnson
Ảnh: Hollis Johnson
0:00 / 0:00
0:00
Lạm phát đang gia tăng với tốc độ kỷ lục trong nền kinh tế Mỹ vốn đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Tuy nhiên, giá cả gia tăng lại không thể trở thành lí do ngăn người dân tại đây mở hầu bao để mua sắm.

Giá tiêu dùng gần như đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm vào tháng 1 vừa qua. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh trong những tháng đầu năm và kỳ vọng sẽ bắt đầu giảm sau đó.

Tuy nhiên trong tháng 1, doanh số bán lẻ tại Mỹ đã tăng 3,8% so với tháng trước và cao hơn mức dự đoán 2% mà các chuyên gia kinh tế đã đưa ra trước đó. Theo Cục điều tra Dân số Mỹ hôm 16/2, điều này đã đưa tổng doanh số bán hàng đạt 649,8 tỷ USD cho tháng đầu tiên của năm 2022.

Mức doanh số này hoàn toàn ngược lại với sự sụt giảm được báo cáo vào tháng 12 trước đó. Việc mua sắm sớm hơn dự tính cho kỳ nghỉ lễ khiến tháng cuối cùng trong năm chỉ đạt được mức doanh số khiêm tốn. Các danh mục ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng vào cuối năm ngoái đã tăng mạnh trở lại trong tháng 1.

Doanh số bán hàng trực tuyến tăng đặc biệt biệt mạnh với 14,5% sau khi giảm tới 11,4% hồi tháng 12. Doanh số tại các cửa hàng trang trí nội thất và cửa hàng bách hóa cũng ghi nhận những con số tăng trưởng tích cực lần lượt là 7,2% và 9,2%.

Doanh số bán hàng tại các trạm xăng lại giảm 1,3% kể cả khi giá xăng giảm 0.8% trong tháng trước theo Bộ Lao động. Nguyên nhân có thể được kể tới ở đây là việc bùng dịch do biến thể Omicron khiến nhiều người Mỹ phải ở nhà làm việc từ xa và ít tham gia giao thông trên đường hơn.

Nhà kinh tế cấp cao Gus Faucher của PNC cho biết: “Người tiêu dùng lo lắng về lạm phát nhưng họ vẫn tiếp tục chi tiêu. Ngay khi tính cả sự sụt giảm của tháng 12 thì doanh số bán lẻ trong những tháng gần đây cũng tăng nhanh hơn nhiều so với giá cả. Vì vậy các hộ gia đình cũng đang mua khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn chứ không chỉ trả mức giá cao hơn”.

Trước đó, các nhà kinh tế đã lo lắng rằng biến thể Omicron có thể ảnh hưởng tới hành vi chi tiêu của mọi người và khiến chi tiêu người dùng thấp hơn vào đầu năm nay. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế tại Wells Fargo chia sẻ suy nghĩ này sẽ cần được xem xét lại. Đây thực ra là tín hiệu tốt với sự phục hồi kinh tế do chi tiêu của người tiêu dùng là động lực tăng trưởng.

Theo các chuyên gia kinh tế tại Action Economics, doanh số bán lẻ tại Mỹ đã tăng cao trong vài tháng qua do các hành vi mua sắm khác thường trong kỳ nghỉ lễ và những khó khăn gây ra bởi làn sóng dịch Omicron.

Cùng với lạm phát gia tăng, lương của nhiều người lao động Mỹ cũng đang trên đà tăng. Dù việc tăng lương trong nhiều trường hợp không theo kịp với tốc độ lạm phát, việc có nhiều tiền trong ví hơn cũng khiến mọi người chi tiêu mạnh hơn.

Trên hết, sự cải thiện trong chuỗi cung ứng cũng đã giúp ích một phần. Hai nhà kinh tế Tim Quinlan và Shannon Seery tại Wells Fargo nhận định sự gia tăng trong doanh số bán hàng xảy ra do mọi người cuối cùng cũng mua được thứ mà trước đây họ không thể mua được.

Tuy nhiên, giá cả cao hơn vẫn tạo ra ảnh hưởng tới việc mua sắm của người dân. Người dân có thể sẽ không chấp nhận mức giá này lâu hơn nữa và sẽ lựa chọn mua các sản phẩm rẻ hơn hoặc cắt giảm số lượng sản phẩm sẽ mua.

Giám đốc điều hành Coca-Cola James Quincey nhận định tình hình hiện tại cuối cùng có thể chuyển sang một giai đoạn khác - nơi tồn tại cả lạm phát và việc siết chặt thu nhập. Việc định giá dễ dàng hơn trong một môi trường nơi mọi thứ đều gia tăng trên diện rộng. Tuy nhiên, nó sẽ không còn dễ dàng như vậy nếu thu nhập bị ảnh hưởng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.