Lạm phát tại một nước châu Âu tăng phi mã 70%

LẠM PHÁT CHÂU ÂU
08:03 - 06/05/2022
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara. Ảnh: Reuters
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Theo dữ liệu chính thức được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công bố hôm 5/5, tỷ lệ lạm phát hàng năm vào tháng 4 đã nhảy vọt lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ là 70%, trong bối cảnh đồng lira khủng hoảng và giá nhiên liệu tăng phi mã.

Khi các nền kinh tế lớn trên toàn cầu như Anh hay Mỹ đều đang gặp phải tình trạng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, tình trạng của Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn xấu hơn rất nhiều. Theo Viện Thống kê nước này, giá tiêu dùng hàng tháng vào tháng 4 đã tăng 7,25% so với mức dự báo trước đó của Reuters là 6%, trong khi dự báo lạm phát giá tiêu dùng hàng năm là 68%.

Chiến lược gia Timothy Ash tại Bluebay Asset Management nhận định tình trạng lạm phát phi mã của Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra do giá thực phẩm và năng lượng tăng. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng khác đóng vai trò thiết yếu ở đây cũng là chính sách tiền tệ thất bại của chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan.

Vào năm 2021, việc ông gây áp lực cắt giảm mức lãi suất phi chính thống được cho là nguyên nhân châm ngòi lạm phát tại quốc gia này. Từ tháng 9/2021, chính quyền Tổng thống Erdogan đã nới lỏng 500 điểm cơ bản của lãi suất, từ đó kích hoạt sự trượt giá của đồng lira và khiến giá tiêu dùng tăng mất kiểm soát do ảnh hưởng từ căng thẳng Nga – Ukraine.

Số liệu chính thức cho thấy lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt là giá năng lượng ghi nhận mức tăng 105,9% trong khi giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng tới 89,1%. Nếu tính riêng cho tháng 4, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng mạnh nhất ở ngưỡng 13,38% và giá nhà tăng 7,43%. Trong tháng 4, chỉ số giá sản xuất trong nước cũng tăng 7,67% so với tháng 3 trước đó trong bối cảnh mức tăng hàng năm là 121,82%.

Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tăng bất chấp các nỗ lực cắt giảm thuế hàng hóa cơ bản và trợ cấp hóa đơn tiền điện nhằm giảm thiếu gánh nặng ngân sách hộ gia đình của chính phủ. Vào tuần trước, ngân hàng trung ương nước này thậm chí còn đưa ra dự báo lạm phát hàng năm sẽ đạt đỉnh khoảng 70% vào tháng 6 trước khi giảm xuống gần 43% vào cuối năm. Tới năm 2021, mức lạm phát tại đây mới có thể trở về ngưỡng 1 chữ số.

Mức sống tăng mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu năm 2022. Ảnh: Reuters

Mức sống tăng mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu năm 2022. Ảnh: Reuters

Nhằm giải quyết tình trạng lạm phát tồi tệ này, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện một chương trình kinh tế mới ưu tiên lãi suất thấp để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nhằm đạt thặng dư tài khoản vãng lai. Tỷ lệ lạm phát cũng theo đó sẽ sụt giảm.

Ngân hàng hàng trung ương cũng vẫn sẽ giữ ổn định mức lãi suất chính sách quan trọng ở ngưỡng 14% trong suốt 4 cuộc họp của năm nay. Theo cơ quan này, các biện pháp và bước chính sách sẽ đều ưu tiên việc “lira hóa thị trường”.

Tuy nhiên ngược lại, các nhà kinh tế cho rằng mức lạm phát của nước này vẫn sẽ ở mức cao và không sụt giảm cho tới cuối năm do ảnh hưởng từ căng thẳng tại châu Âu. Mức lạm phát trung bình cho cả năm của Thổ Nhĩ Kỳ được dự đoán ở mức 52%, đồng thời thâm hụt tài khoản vãng lai cũng đã tăng mạnh vào đầu năm.

Con số này cũng trùng với kết quả cuộc thăm dò vào tuần trước của Reuters về tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 52%. Lần cuối cùng nước này ghi nhận mức lạm phát cao như vậy là vào năm 2022 với 73,1% vào tháng 2.

Đọc tiếp