Malaysia đẩy mạnh logistics hàng không, đối mặt chi phí vận tải tăng gấp 10 lần

logistics asean
19:04 - 21/08/2021
Malaysia đẩy mạnh logistics hàng không, đối mặt chi phí vận tải tăng gấp 10 lần. Ảnh minh họa
Malaysia đẩy mạnh logistics hàng không, đối mặt chi phí vận tải tăng gấp 10 lần. Ảnh minh họa
Giá cước và chi phí dịch vụ logistics ở nước ngoài của Malaysia tăng cao so với thời kỳ trước COVID-19, trong đó riêng ngành vận tải tăng gầp 10 lần.

Biên bản ghi nhớ (MoU)

Hubline Bhd và MISC Maritime Services Sdn Bhd (MMS) đã đạt thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quản lý và vận hành cảng và bến cảng, cũng như mảng dịch vụ hàng hải liên quan ở Sarawak4. Ngày 20/08/2021, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về vấn đề này.

MMS là cơ quan quản lý cảng và dịch vụ hàng hải được sở hữu 100% bởi MISC Bhd có liên kết với Petronas. Trong khi, Hubline mong muốn mở rộng sang các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng dầu khí (O&G) ở Sarawak, tổ chức này chủ yếu tham gia vào hai mảng kinh doanh, đó là logistics cảng biển, học viện hàng không và logistics hàng không.

Dự kiến ngành hàng không nội địa sẽ khởi động lại vào quý IV/2021

Malaysia Airlines Bhd dự kiến ngành hàng không nội địa sẽ khởi động lại vào quý IV/2021 và đạt mức tăng trưởng như trước đại dịch vào cuối năm 2022 - nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát như dự kiến. Hãng dự kiến sự phục hồi hoàn toàn vào năm 2023 hoặc 2024.

Malaysia Airlines là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Tập đoàn Hàng không Malaysia Bhd (MAG) với chiến lược Kế hoạch Kinh doanh Dài hạn 2.0 (LTBP 2.0) là giành lại thị phần tại thị trường nội địa và khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, Công ty vận hành máy bay phản lực FlyFirefly Sdn Bhd thuộc sở hữu của Tập đoàn cũng đang tham gia lại các hoạt động vận tải hàng không với chặng bay ngắn đến trung bình để giúp giành lại thị phần. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, FlyFirefly sẽ bắt đầu hoạt động trở lại vào đầu quý I/2022, tùy thuộc vào sự phục hồi của hoạt động kinh doanh trong nước.

Thách thức cấp bách nhất mà ngành hàng không sẽ phải đối mặt khi khởi động lại là sự sẵn sàng của đội ngũ để đáp ứng sự phục hồi của thị trường. Điều đó đến từ đội ngũ phục vụ máy bay, sự chuẩn bị về các dịch vụ mặt đất cũng như sự sẵn sàng của đội bay.

Đối mặt thách thức chi phí dịch vụ logistcics tăng cao

Một góc cảng Klang. (Ảnh: Vietship.net)

Một góc cảng Klang. (Ảnh: Vietship.net)

Ngành giao nhận vận tải đang đối mặt với thách thức cước vận tải và chi phí dịch vụ logistics ở nước ngoài tăng gần 10 lần so với thời kỳ trước COVID-19. Theo hãng Mory-Tnte Mondial Express Sdn Bhd, giá cho một container 40’ đi đến Hoa Kỳ trong giai đoạn trước khi xảy ra dịch COVID-19 dao động trong khoảng 3.000–4.000 USD còn thời điểm hiện tại một container lại có giá từ 22.000-23.000 USD.

Các công ty sản xuất của Malaysia nằm trong số những công ty lớn ở Đông Nam Á với nhiều khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài và do đó cước vận chuyển cao đang gây thiệt hại cho các nhà sản xuất, bởi vì mặc dù họ có thể sản xuất hàng hóa, chi phí vận chuyển tăng quá nhiều khiến họ không thể xuất khẩu.

Trước khó khăn đó, các doanh nghiệp chủ hàng kiến nghị Chính phủ Malaysia xem xét và có những can thiệp nhất định với các hãng tàu hoặc dành cho họ những ưu đãi nhất định. Ví dụ đối với Westports, Mory-Tnte Mondial Express Sdn Bhd cho rằng chính phủ có thể làm việc với Westports để có thể đưa ra những ưu đãi nhất định cho các hãng tàu khi đến cảng Klang, theo đó các hãng tàu này sẽ được xem xét đưa ra mức giá cạnh tranh hơn chi phí và giá cước rẻ hơn so với các hãng tàu khác.

Không chỉ vậy, Malaysia cũng đang gặp vấn đề về chi phí vận chuyển đường hàng không, vì rất nhiều hàng hóa đang được vận chuyển đến Singapore bằng đường hàng không nhưng chi phí giữa sân bay của Malaysia và Singapore có sự chênh lệch nhau rất lớn.

Rất nhiều dự án vận chuyển hàng hóa của Mory-Tnte Mondial Express Sdn Bhd - công ty đã tham gia vào lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế ở Malaysia trong hơn 34 năm qua, sẽ chuyển qua Singapore vì tại Malaysia họ không thể có được lựa chọn chuyến bay, trọng tải và giá cước không có tính cạnh tranh. Còn tại Singapore giá cước vận chuyển rẻ hơn vì không chỉ chính phủ can thiệp vào giá cước, mà họ còn có nhiều lựa chọn cho các chuyến bay cạnh tranh hơn và giá cước cũng thấp hơn./.

Tin liên quan

Đọc tiếp