Việt Nam lọt top 10 quốc gia đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021

logistics Việt nAM
21:05 - 30/08/2021
Tình hình thị trường logistics tại khu vực ASEAN tháng 08/2021. Ảnh minh họa
Tình hình thị trường logistics tại khu vực ASEAN tháng 08/2021. Ảnh minh họa
Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2021 của Agility, Việt Nam đã tăng 3 bậc so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đầu bảng nhờ nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất lớn.

Để thực hiện quyết tâm này, ASEAN đã có một loạt nỗ lực trong những hoạt động chung và trong từng nước thành viên nói riêng.

Nỗ lực trong hoạt động chung

Nhu cầu vận tải container dự báo vẫn tăng mạnh trong quý IV/2021, tuy nhiên dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tiếp tục đặt ra những thách thức trên khắp ASEAN.

Nhằm giảm tác động của dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi trong ASEAN, khung phục hồi tổng thể ASEAN và các kế hoạch triển khai đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (diễn ra vào tháng 11/2020). Theo đó, ASEAN tập trung thực hiện các sáng kiến, biện pháp cụ thể trong ba giai đoạn chính là tái mở cửa, phục hồi và tự cường.

ASEAN cũng ra Tuyên bố về việc tiến tới thành lập Hành lang đi lại ASEAN, nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại trong khối, bảo đảm tuân thủ các quy định y tế của khu vực và từng nước thành viên, đồng thời hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch bệnh. Ðến nay, ASEAN đã nhất trí được một số nội dung về quy định đi lại, an toàn y tế và phòng dịch…

Đặc biệt, ASEAN sẽ đẩy mạnh hợp tác để chuyển đổi số, các Bộ trưởng ASEAN phụ trách về hợp tác số đã thông qua Kế hoạch chuyển đổi số của ASEAN cho đến năm 2025. Đồng thời, ASEAN quyết tâm tận dụng và đẩy mạnh các Hiệp định đã ký kết về tự do hóa thương mại, xác định với nhau là cố gắng để phê chuẩn sớm nhất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Những nỗ lực trong các nước thành viên

Singapore: Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 21,85 triệu TEU tăng 1,04% so với cùng kỳ năm 2020; Tổng lượng hàng hóa qua cảng đạt 300,48 triệu tấn, giảm 11,94% so với cùng kỳ năm 2020; Phát triển và thương mại hóa một tàu chở hàng chạy điện hoàn toàn với các giải pháp cơ sở hạ tầng pin có thể thay thế tương thích cho Cảng Singapore.

Malaysia: Hubline Bhd và MISC Maritime Services Sdn Bhd (MMS) đang thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quản lý và vận hành cảng và bến cảng, cũng như mảng dịch vụ hàng hải liên quan ở Sarawak. Ngành giao nhận vận tải cần Chính phủ can thiệp để giúp hạ chi phí dịch vụ logistics- hiện đã tăng gần 10 lần so với thời kỳ trước COVID-19. Dự kiến ngành hàng không nội địa sẽ khởi động lại vào quý IV/2021 và đạt mức tăng trưởng như trước đại dịch vào cuối năm 2022 - nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát như dự kiến và kiến sự phục hồi hoàn toàn vào năm 2023 hoặc 2024.

Thái Lan: Công ty giao nhận Thái Lan JWD đã mua cổ phần của Laem Chabang Eastern Sea Laem Chabang Terminal (ESCO) nhà điều hành cảng Laem Chabang. Nối lại các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu (EU) sau khi các cuộc đàm phán trước đó vào năm 2014 không thành công và cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan. Nếu cuộc đàm phán này thành công sẽ đánh dấu dấu FTA thứ ba của EU với một quốc gia thành viên ASEAN, sau các thỏa thuận với Singapore và Việt Nam.

Indonesia: Chuẩn bị mở hai đặc khu kinh tế mới (SEZs) tại thành phố Batam, nhằm phát triển một số ngành công nghiệp ở Batam, tập trung vào nền kinh tế kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu, logistics, du lịch và hàng không. Công ty thống kê Statista dự đoán Indonesia sẽ trở thành thị trường du lịch hàng không lớn thứ sáu trên thế giới vào năm 2034 do du lịch, thương mại và địa lý dựa trên hải đảo của đất nước.

Philippines: Dịch vụ xếp dỡ hàng tại cảng Manila sẽ được điều chỉnh từ ngày 15/09/2021 theo Thông tư 12/2021 của Cơ quan cảng vụ Philippines, việc điều chỉnh này áp dụng cho tất cả các container hàng đi và đến cảng Manila.

Campuchia: Việc xây dựng cầu vượt và đường chui Chaom Chao ở quận Por Sen Chey của Phnom Penh, ngay phía đông Sân bay Quốc tế Phnom Penh, đã hoàn thành 80% và dự kiến sẽ sẵn sàng đưa vào khai theo kế hoạch từ tháng 03/2022. Dự án cải tạo và tái thiết Quốc lộ 48, nối liền các tỉnh duyên hải Preah Sihanouk và Koh Kong, sẽ khởi công vào đầu tháng 11/2021 với kinh phí hơn 78 triệu USD dưới sự tài trợ của Hàn Quốc.

Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2021 của Agility - một trong những nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới cho thấy, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 nhờ nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất lớn. Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ cao của Việt Nam đã tăng đáng kể, giúp thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất nâng cao chuỗi giá trị. Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về chi phí và thuận tiện trong mạng lưới cung cấp./.

(Nguồn: Trích dẫn báo cáo của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại trực thuộc Bộ Công Thương.)

Tin liên quan

Đọc tiếp