Malaysia không lo ngại tác động dòng vốn từ quyết định của Fed

TÀI CHÍNH MALAYSIA
23:03 - 06/12/2021
Bộ trưởng Tài chính Malaysia Tengku Zafrul Aziz. Ảnh: CNBC
Bộ trưởng Tài chính Malaysia Tengku Zafrul Aziz. Ảnh: CNBC
0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Tài chính Malaysia Tengku Zafrul Aziz hôm 6/12 tự tin rằng Malaysia không cảm thấy "lo ngại" về việc các nhà đầu tư rút khỏi đất nước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu giảm bớt việc mua tài sản.

Bộ trưởng Tengku, cho biết thị trường tài chính của Malaysia đang được "ngăn cách" vì nước này đã tăng phần lớn nợ tại địa phương. Chính phủ cũng đã tăng nợ trần theo quy định từ 60% lên 65% GDP. Động thái này nhằm tài trợ cho các gói hỗ trợ tài chính liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Ngoài ra, nếu nhìn vào rủi ro vay thì 98% thuộc về đồng ringgit. Vì vậy, ông bổ sung thêm rằng dù sẽ có ảnh hưởng tiêu cực khi thị trường Malaysia phản ứng lại thị trường Mỹ, đất nước này cũng không quá lo ngại.

Ông Zafrul cũng cho biết nền kinh tế Malaysia đang trên đà tăng trưởng từ 3% đến 4% trong năm nay. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng của năm tới sẽ phụ thuộc vào việc liệu quốc gia có thể tiếp tục mở cửa hay không, đặc biệt trước mối đe dọa từ biến thể mới Omicron đã xuất hiện tại nước này. Malaysia sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản tồi tệ nhất, nhưng cũng sẽ không sống trong sợ hãi.

Quốc gia Đông Nam Á này nằm trong số những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi sự kiện “taper tantrum” vào năm 2013. Sự kiện này đã xảy ra khi lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ tăng mạnh sau khi Fed thắt chặt các chính sách mua hàng loạt các trái phiếu và chứng khoán để bơm tiền vào thị trường.

Điều này đã dẫn đến dòng vốn ra mạnh mẽ khỏi nhiều thị trường mới nổi. Như một hệ quả tất yếu, đồng tiền tại các thị trường này bị suy yếu và các ngân hàng trung ương tại đây phải tăng lãi suất để bảo vệ tài khoản vốn của mình.

Lần này, Fed dự kiến bắt đầu thắt chặt chính sách vào thời điểm nợ toàn cầu tăng sau khi các chính phủ tăng chi tiêu để giảm bớt tác động kinh tế từ đại dịch Covid-19. Động thái này có thể khiến nền kinh tế một số quốc gia bị ảnh hưởng, đặc biệt là những quốc gia vay bằng USD. Tuy nhiên, một số thị trường mới nổi tại châu Á có có điều kiện kinh tế tốt hơn và từ đó có thể chống chịu tốt hơn khi lợi tức của Mỹ gia tăng.

Đọc tiếp