Mỹ đầu tư hàng tỷ USD để trở thành “kho vaccine”

Vaccine Covid-19 MỸ
18:02 - 19/11/2021
Tổng thống Biden ngày 10/6 thông báo, nước Mỹ sẽ mua 500 triệu liều vaccine Covid-19 của Pfizer để quyên góp cho thế giới. Ảnh: The Washington Post
Tổng thống Biden ngày 10/6 thông báo, nước Mỹ sẽ mua 500 triệu liều vaccine Covid-19 của Pfizer để quyên góp cho thế giới. Ảnh: The Washington Post
0:00 / 0:00
0:00
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang có kế hoạch chi hàng tỉ USD để đẩy mạnh năng lực sản xuất vaccine ở Mỹ, nhằm gia tăng nguồn cung cho toàn cầu.

Theo New York Times, chính phủ Mỹ đang có kế hoạch chi hàng tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất, với mục tiêu nước Mỹ sẽ là "kho vaccine" của thế giới, cung cấp ra ít nhất một tỷ liều vaccine mRNA/năm, bắt đầu từ giữa năm 2022.

Tiến sĩ David Kessler, người phụ trách phân phối vaccine tại Nhà Trắng cho biết: "Đây là việc làm nhằm bảo đảm khả năng tăng cường chống lại các biến thể SARS-CoV-2 và cũng như chuẩn bị trước tình huống xảy ra đại dịch khác. Nếu xảy ra đại dịch hoặc xuất hiện virus mới trong tương lai, mục tiêu của Mỹ là có thể triển khai tiêm chủng trong vòng 6 đến 9 tháng kể từ khi xác định được mầm bệnh và có đủ vaccine cho tất cả người Mỹ".

Một tỷ liều vaccine là một phần trong kế hoạch giải quyết nhu cầu vaccine trên khắp thế giới, chống lại sự bất bình đẳng vaccine đang gây trở ngại cho các chiến dịch tiêm ở nhiều nước, kể cả tiêm phòng Covid-19.

Cuộc chiến chống Covid-19 cần nhiều bên tham gia

Ông Jeff Zients, điều phối viên ứng phó Covid-19 của chính phủ Mỹ cho biết: “Chúng tôi hy vọng các công ty tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh, hành động kịp thời trong việc mở rộng sản xuất vaccine mRNA cho đại dịch hiện tại; đồng thời giúp chúng tôi phản ứng nhanh chóng với bất kỳ mối đe dọa đại dịch nào trong tương lai”.

Tuy nhiên, cũng theo chia sẻ của ông, đối tác tiềm năng cho kế hoạch này dường như không nhiều vì hiện chỉ có 2 nhà sản xuất vắc xin chính của Mỹ là Pfizer và Moderna đang sử dụng công nghệ mRNA.

Hiện chỉ có 2 nhà sản xuất vaccine chính của Mỹ là Pfizer và Moderna đang sử dụng công nghệ mRNA. Ảnh: Reuters

Hiện chỉ có 2 nhà sản xuất vaccine chính của Mỹ là Pfizer và Moderna đang sử dụng công nghệ mRNA. Ảnh: Reuters

Amy Rose, phát ngôn viên của Pfizer, chia sẻ rằng phía công ty đánh giá cao sự tập trung của chính phủ vào việc đảm bảo nguồn cung vaccine dài hạn.

“Pfizer tự hào là đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy của chính phủ Mỹ với năng lực và khả năng tạo ra các giải pháp. Khi chúng tôi xem xét đề xuất của Nhà Trắng, chúng tôi sẽ thảo luận về cách chúng tôi có thể đóng góp tốt nhất vào cuộc chiến chống Covid-19 phạm vi toàn cầu hiện nay”, Rose khẳng định trong một tuyên bố.

Kế hoạch chống dịch Covid-19 bằng cách biến Mỹ thành “kho vaccine” lớn nhất thế giới mới được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ giữa chính phủ Mỹ, các nhà sản xuất vaccine và các tổ chức xã hội trên thế giới. Đây sẽ là hy vọng mới cho cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở Mỹ.

Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tiêm vaccine vẫn còn thấp ở những khu vực khác của thế giới, cho phép dịch bệnh tiếp tục lây lan, thì những biến thể mới nguy hiểm hơn có thể xuất hiện và đẩy Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng lần nữa.

Trước khi chính quyền Mỹ công bố kế hoạch trên, Tiến sĩ Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, Ấn Độ sẽ khôi phục nguồn cung vaccine Covid-19 cho chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX trong tuần này.

Ước tính có từ 30 - 40 triệu liều vaccine Covid-19 Covishield, phiên bản được cấp phép của vắc xin AstraZeneca và do Viện Serum của Ấn Độ (SII) sản xuất, sẽ được chuyển cho các nước tham gia COVAX trước cuối năm nay. Tính đến nay, COVAX đã cung cấp 500 triệu liều vắc xin cho 144 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.