Mỹ nhận đơn điều tra lẩn tránh một số sản phẩm thép nhập khẩu từ VN

XUẤT KHẨU MỸ
18:33 - 20/05/2022
Mỹ nhận đơn điều tra lẩn tránh một số sản phẩm thép nhập khẩu từ VN
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 17/5 đã nhận đơn từ các công ty tại Mỹ đề nghị xem xét và tiến hành điều tra lẩn tránh thương mại đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, gồm các sản phẩm thép có nguồn gốc từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Cụ thể, mặt hàng ống thép cacbon hàn tròn chất lượng từ Trung Quốc đã bị yêu cầu điều tra lẩn tránh thuế. Theo đó, một số công ty của Mỹ đã đệ đơn yêu cầu Bộ Thương mại (DOC) bắt đầu cuộc điều tra về hành vi gian lận để xác định xem ống thép cacbon hàn tròn chất lượng (CWP) được hoàn thiện tại Việt Nam sử dụng thép cán nóng (HR) được sản xuất tại Trung Quốc, có đang lách thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm CWP từ Trung Quốc hay không.

Các doanh nghiệp thông tin rằng thép cán nóng (HRS) là nguyên liệu đầu vào chính trong quá trình sản xuất CWP. Các công ty Việt Nam đã báo cáo với Bộ Thương mại rằng họ có nguồn cuộn HRS từ các nước thứ ba để sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm thép cần sử dụng HRS làm nguyên liệu đầu vào chính, bao gồm CWP, ống dẫn đầu (OCTG) và thép chống ăn mòn.

Như vậy, các công ty Việt Nam nhập khẩu HRS từ các quốc gia khác để chế biến tiếp thành các sản phẩm thép hạ nguồn vì năng lực sản xuất HRS hạn chế hoặc không đủ.

Xuất khẩu HRS từ Trung Quốc sang Việt Nam không hề giảm trong giai đoạn 5 năm sau khi Bộ Thương mại bắt đầu điều tra về hành vi gian lận liên quan đến việc Hoa Kỳ nhập khẩu các sản phẩm thép chống ăn mòn và các sản phẩm thép cán nguội từ Việt Nam (2017-2021).

Các công ty đề nghị DOC bắt đầu cuộc điều tra về hành vi gian lận và xác định rằng việc nhập khẩu từ Việt Nam sản phẩm CWP được hoàn thành tại Việt Nam, sử dụng HRS được sản xuất tại Trung Quốc đang vi phạm các lệnh CWP của Trung Quốc.

Ngoài ra, CWP Nhập khẩu từ Việt Nam là cùng loại CWP là sản phẩm bị đánh thuế của Trung Quốc. Và các doanh nghiệp Mỹ đánh giá việc hoàn thành CWP chỉ là công đoạn gia công “nhỏ hoặc không đáng kể”.

Các công ty xuất khẩu CWP từ Việt Nam sang Hoa Kỳ có một số doanh nghiệp lớn như SeAH Vina, Hoa Phat Group, Posco.

Quy chế liệt kê 5 yếu tố mà Bộ Thương mại sẽ tính đến khi xem xét liệu quá trình xử lý của nước thứ 3 là nhỏ hay không đáng kể gồm mức độ đầu tư vào nước ngoài; mức độ nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài; bản chất của quá trình sản xuất ở nước ngoài; quy mô của các cơ sở sản xuất ở nước ngoài; và liệu giá trị của quá trình gia công được thực hiện ở nước ngoài có chiếm tỷ lệ nhỏ so với giá trị của hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không.

Thông qua quá trình phân tích các yếu tố này, cho thấy rằng so với các nguồn lực khổng lồ cần thiết để sản xuất HRS, quá trình hoàn thành CWP diễn ra ở Việt Nam là “nhỏ hoặc không đáng kể” theo nghĩa của quy chế.

Sản phẩm thứ hai là sản phẩm ống thép hàn tròn không hợp kim CWP từ Hàn Quốc được đề nghị điều tra lẩn tránh thuế. Một số công ty tại Mỹ đã đệ đơn yêu cầu DOC bắt đầu cuộc điều tra về hành vi gian lận để xác định xem một số ống thép hàn tròn không hợp kim (CWP) hoàn thành ở Việt Nam sử dụng thép cuộn cán nóng (HRC) sản xuất ở Hàn Quốc có đang lẩn tránh lệnh thuế chống bán phá giá đối với CWP từ Hàn Quốc hay không.

Sản phẩm thứ ba là ống hình chữ nhật thành nhẹ từ Trung Quốc được yêu cầu điều tra lẩn tránh. Cụ thể, một số công ty của Mỹ đã đệ đơn yêu cầu DOC bắt đầu cuộc điều tra về hành vi gian lận để xác định xem ống hình chữ nhật thành nhẹ (LWRPT) được hoàn thiện tại Việt Nam sử dụng HRS được sản xuất tại Trung Quốc, có đang lách thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) theo lệnh thuế LWRPT từ Trung Quốc hay không.

Trước đó, Bộ Công Thương đã chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc (vụ việc ER01.AD02).

Theo đó, Bộ Công Thương đã rà soát cuối kỳ vào tháng 6/2021 theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương và trên cơ sở hồ sơ đề nghị rà soát của đại diện ngành sản xuất trong nước.

Kết quả điều tra cho thấy, sau 5 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và trước mắt hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc cũng không có khả năng tái diễn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi tình hình nhập khẩu một số mặt hàng thép mạ từ các nguồn vào Việt Nam để kịp thời có biện pháp phù hợp, theo đúng cam kết quốc tế và pháp luật trong nước nhằm bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất và người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc tiếp