Mỹ tổ chức hội nghị bộ trưởng thương mại, kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

IPEF MỸ
13:05 - 25/07/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden là người khởi động IPEF. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden là người khởi động IPEF. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Mỹ thông báo sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến vào ngày 26/7 với các quan chức thương mại và kinh tế đại diện cho 14 quốc gia tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF).

Reuters đưa tin, theo tuyên bố hôm 24/7 của giới chức Mỹ, hội nghị cấp bộ trưởng sẽ do Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo chủ trì. Các chủ đề thảo luận tại cuộc họp hôm 26/7 dự kiến bao gồm thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng, thuế và chống tham nhũng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, người khởi động IPEF trong chuyến công du Tokyo, Nhật Bản hồi tháng 5, muốn sử dụng khuôn khổ này như một cách để nâng cao tiêu chuẩn về môi trường, lao động và các tiêu chuẩn khác trên toàn châu Á.

Theo giới quan sát, Washington đã thiếu một trụ cột kinh tế để gắn kết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kể từ khi chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sáng kiến của ông Biden nhằm khắc phục vấn đề trên.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các nhà lãnh đạo tại Lễ khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào ngày 23/5. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các nhà lãnh đạo tại Lễ khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào ngày 23/5. Ảnh: Reuters

"Tương lai của nền kinh tế thế kỷ 21 phần lớn sẽ được viết ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong khu vực của chúng ta. Chúng ta đang thiết lập các quy tắc mới”, ông Biden phát biểu tại Tokyo.

Ngoài Mỹ, các thành viên tham gia IPEF gồm Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore và Thái Lan. Hãng tin AP ước tính GDP của 13 thành viên IPEF chiếm 40% GDP toàn cầu.

Chính quyền của Tổng thống Biden cũng nói rõ, IPEF không phải là một hiệp định thương mại tự do mà là một bộ tiêu chuẩn cho nền kinh tế số, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng, thương mại kỹ thuật số, nông nghiệp và thực phẩm bền vững.

Tuyên bố chung của IPEF cũng nhấn mạnh, thỏa thuận sẽ giúp các nước thành viên chuẩn bị cho nền kinh tế trong tương lai sau những gián đoạn do đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng từ chiến sự Nga - Ukraine.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.