Năm đầu tiên PVI ước đạt doanh thu hợp nhất trên 11.000 tỷ đồng

PVI Việt nAM
07:52 - 22/12/2021
Năm đầu tiên PVI ước đạt doanh thu hợp nhất trên 11.000 tỷ đồng
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, 2021 là năm đầu tiên PVI ghi nhận doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt trên 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất ước đạt vượt mức 1.000 tỷ đồng.

Theo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của PVI công bố, toàn hệ thống Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh đề ra năm 2021. Tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 11.007 tỷ đồng, hoàn thành 106% kế hoạch (10.411 tỷ đồng). Trong đó, tổng doanh thu Công ty mẹ ước đạt 1.198 tỷ đồng, hoàn thành 121,5% kế hoạch (986 tỷ đồng).

Ước lợi nhuận trong năm 2021 vượt mức 1.000 tỷ đồng, trong khi kế hoạch dự kiến 875 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Với kết quả khả quan này, PVI dự kiến sẽ chi trả cổ tức năm 2021 cao hơn mức 24% theo kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước đó.

PVI cũng đặt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chi trả cổ tức tăng trưởng cao hơn trong năm 2022.

Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Hòa cho biết trong năm qua, PVI tiếp tục tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống quản trị minh bạch, nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro, kiểm soát tuân thủ.

Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục giữ vững và duy trì vị trí số 1 thị trường về bảo hiểm công nghiệp và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ.

Lĩnh vực tái bảo hiểm tiếp tục phát triển đúng định hướng, đã thực hiện niêm yết cổ phiếu PRE của Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (công ty con của PVI) trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và nới room nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 100% vốn điều lệ.

Lĩnh vực đầu tư, quản lý tài sản vẫn là lĩnh vực then chốt, đảm bảo an toàn nguồn vốn, tài sản và đóng góp lớn vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống PVI.

Năm 2021 cũng đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về giá cổ phiếu PVI. Tính đến ngày 21/12, thị giá cổ phiếu PVI đạt 52.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 72% so với đầu năm 2021.

Ngoài ra, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới đã chính thức trở thành cổ đông lớn của PVI.

Ông Nguyễn Xuân Hoà, Tổng giám đốc PVI chia sẻ tại Hội nghị nhà đầu tư tổ chức ngày 17/12, theo chủ trương PVN sẽ tiếp tục thoái vốn tại PVI. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch này đang tạm ngưng chờ các cấp quản lý phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, làm căn cứ để triển khai các kế hoạch thoái vốn của PVN tại các doanh nghiệp thành viên.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.