Nhiều nước phản đối tư cách thành viên EU của Ukraine

Căng thẳng CHÂU ÂU
08:24 - 01/06/2022
Ukraine gặp khó trong việc gia nhập EU khi nhiều quốc gia gồm Hà Lan cho rằng nước này không đạt được đủ điều kiện. Ảnh: Getty Images
Ukraine gặp khó trong việc gia nhập EU khi nhiều quốc gia gồm Hà Lan cho rằng nước này không đạt được đủ điều kiện. Ảnh: Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
Theo tiết lộ của Thủ tướng Ý Mario Draghi hôm 31/5, hiện chỉ có Italy và một số nước ủng hộ việc trao cho Ukraine tư cách ứng cử viên trong Liên minh châu Âu, trong khi tất cả các thành viên lớn khác của khối đều phản đối.

Trong một buổi họp báo tại Brussels, Thủ tướng Ý Mario Draghi trả lời hãng thông tấn nội địa ANSA rằng việc gia nhập liên minh châu Âu của Ukraine đang gặp phải một số trở ngại. Đặc biệt, ông cũng tiết lộ rằng hầu như tất cả các quốc gia thành viên lớn của khối kinh tế này đều phản đối việc trao cho quốc gia của Tổng thống Volodymyr Zelensky tư cách ứng cử viên.

Tình trạng tư cách thành viên của Ukraine vì vậy trở nên khó đoán hơn nhiều do sự phản đối của nhiều quốc gia. Tuy nhiên cũng theo ông Mario, các quan chức của khối sẽ cố gắng soạn thảo một đề xuất nhanh chóng về cách Kiev có thể tham gia vào khoảng tháng 6 tới.

Theo tình hình thực tế, các quốc gia muốn gia nhập EU đều cần phải trải qua quá trình chờ đợi trong nhiều năm để có thể trở thành một ứng cử viên rồi sau đó mới tiến tới trở thành một thành viên chính thức. Một ví dụ điển hình cho việc này chính là Thổ Nhĩ Kỳ và Montenegro khi 2 nước này hiện vẫn đang trong quá trình chờ đợi nhiều năm để trở trước khi trở thành một ứng cử viên. Nhằm giải quyết tình trạng này một cách nhanh chóng nhất, EU đã đề xuất nhiều thỏa thuận làm dịu tình hình nhưng không có phương pháp nào được chính phủ Ukraine chấp nhận.

Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập EU ngày 28/2, 4 ngày sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt mà theo nước này là nhằm “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine. Tới tháng 3 sau đó, Hội đồng châu Âu chia sẻ lập trường “nhìn nhận nguyện vọng và sự lựa chọn của thiên về châu Âu của Ukraine”, đồng thời khẳng định đã “nhanh chóng” chuyển thủ tục giấy tờ của Kiev cho Ủy ban châu Âu.

Nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của châu Âu cũng đã thể hiện cam kết rộng mở chào đón Ukraine gia nhập cũng như thực hiện nhiều ngoại lệ trong việc đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Ukraine.

Phản ứng lại tất cả các động thái này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 29/5 đã yêu cầu các nước thành viên EU xác nhận rõ ràng liệu Kiev có thể gia nhập EU hay không. Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Hà Lan NOS, ông Zelensky đã yêu cầu Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte làm rõ về lập trường tư cách thành viên EU của Ukraine do nước này là một trong các nước thành viên lớn trong khối bác bỏ việc rút ngắn quá trình tham gia.

Theo ông Zelensky, ông đã nói chuyện rất cởi mở với Thủ tướng Hà Lan và tuyên bố nếu quan điểm của quốc gia này là không cho phép Ukraine gia nhập thì nên làm rõ ngay từ đầu. Tuy nhiên, Hà Lan lại “giữ im lặng về những gì mà Ukraine muốn được nghe”.

Trong khi đó, hồi tháng 5, Nga tuyên bố rằng việc Ukraine trở thành thành viên EU sẽ không thể chấp nhận được đối với Moscow cũng giống như việc Kiev gia nhập liên minh quân sự NATO. Việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO cũng đang khiến tình hình căng thẳng hơn nữa tại châu Âu trong bối cảnh xung đột và các khó khăn kinh tế đều hiện hữu.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.