Núi lửa Mayon tại Philippines bắt đầu phun trào dung nham

Núi lửa Philippines
08:12 - 12/06/2023
Núi lửa Mayon tại Albay, Philippines bắt đầu phun trào dung nham từ đêm 11/6. Ảnh: AP
Núi lửa Mayon tại Albay, Philippines bắt đầu phun trào dung nham từ đêm 11/6. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Theo các nhà chức trách Philippines ngày 12/6, ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất đất nước là Mayon đã bắt đầu phun trào dung nham, khiến hàng nghìn người bị đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ về khả năng xảy ra một vụ phun trào lớn hơn.

Hãng tin AP cho biết đã có hơn 12.000 người dân trong bán kính 6km từ miệng núi lửa, chủ yếu là các cộng đồng nông nghiệp, phải đi sơ tán. Chính phủ quốc gia này bắt đầu những cuộc sơ tán sau khi ngọn núi lửa thể hiện các dấu hiệu nó sắp phun trào trở lại. Tuy nhiên, hàng nghìn người khác vẫn đang ở trong khu vực nguy hiểm bên dưới núi lửa Mayon tại tỉnh Albay – một khu vực từ lâu đã được chính phủ cảnh báo.

Theo ông Teresito Bacolcol, giám đốc Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines, núi lửa Mayon bắt đầu phun dung nham vào đêm 11/6 và nếu vụ phun trào trở nên dữ dội, các khu vực chịu nguy cơ cao xung quanh có khả năng sẽ được mở rộng. Do đó, ông khẳng định người dân ở bất kỳ khu vực nguy hiểm mở rộng nào nên chuẩn bị sơ tán đến nơi trú ẩn khẩn cấp.

Thêm vào đó, các nhà chức trách đang thực hiện các bước để tránh tác động kinh tế sâu sắc hơn nếu núi lửa phun trào, ví dụ như lên vật nuôi. Ngày 11/6, chính quyền địa phương và dân làng bắt đầu di chuyển một số lượng lớn bò và trâu nước từ các trang trại có nguy cơ cao đến 25 khu vực chăn thả tạm thời cách đó một khoảng cách an toàn.

Trên thực tế, Albay đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp từ 9/6 khi núi lửa thể hiện các dấu hiệu đầu tiên. Mục đích của việc này là nhằm cho phép phân phối các quỹ cứu trợ thiên tai trong trường hợp xảy ra một vụ phun trào lớn nhanh chóng hơn. Trước đó một ngày, các nhà chức trách đã nâng mức cảnh báo ngọn núi lửa cao 2.462m này.

Lần cuối cùng núi lửa Mayon phun trào dữ dội là vào năm 2018, khiến hàng chục nghìn dân làng phải di dời. Trước đó vào năm 1814, vụ phun trào của Mayon đã chôn vùi toàn bộ ngôi làng xung quanh và khiến hơn 1.000 người thiệt mạng. Tuy vậy, nhiều người dân Albay vẫn chấp nhận những cơn thịnh nộ không thường xuyên của núi lửa như một phần cuộc sống của mình.

AP phỏng vấn cư dân Violeto Peralta, 76 tuổi, cho biết nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã trở nên giàu có nhờ các hoạt động du lịch đa dạng bắt nguồn từ Mayon, trong đó bao gồm các chuyến tham quan quanh ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất đất nước.

Ông khẳng định: “Chúng tôi không sợ nó mà chúng tôi đã học cách chung sống với nó”.

Núi lửa Mayon bắt đầu phun tro và đá từ 9/6. Ảnh: AP

Núi lửa Mayon bắt đầu phun tro và đá từ 9/6. Ảnh: AP

Hình ảnh dung nham phun trào từ miệng núi lửa Mayon đêm 11/6. Ảnh: AP

Hình ảnh dung nham phun trào từ miệng núi lửa Mayon đêm 11/6. Ảnh: AP

Người dân sống xung quanh khu vực núi lửa chấp nhận và sống chung với nó như một phần cuộc sống. Ảnh: AP

Người dân sống xung quanh khu vực núi lửa chấp nhận và sống chung với nó như một phần cuộc sống. Ảnh: AP

Người dân tiến hành di dời vật nuôi đến nơi an toàn hơn ngày 11/6. Ảnh: AP

Người dân tiến hành di dời vật nuôi đến nơi an toàn hơn ngày 11/6. Ảnh: AP

Người dân trong bán kính 6km quanh núi lửa Mayon tiến hành di tản trong khi cư dân ở các khu vực khác theo dõi tình hình núi lửa và các vụ phun trào. Ảnh: AP

Người dân trong bán kính 6km quanh núi lửa Mayon tiến hành di tản trong khi cư dân ở các khu vực khác theo dõi tình hình núi lửa và các vụ phun trào. Ảnh: AP

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.