Phục hồi nền kinh tế 2022: Mở cửa, không mở rồi lại đóng

CHÍNH SÁCH Việt nAM
20:43 - 01/10/2021
Hội thảo Bức tranh kinh tế Việt Nam và vùng ĐBSCL
Hội thảo Bức tranh kinh tế Việt Nam và vùng ĐBSCL
0:00 / 0:00
0:00
Đó là một trong bốn giải pháp mà chuyên gia Nguyễn Xuân Thành nêu ra tại buổi hội thảo trực tuyến về bức tranh kinh tế Việt Nam và ĐBSCL về giải pháp mở cửa để hội nhập và vực dậy kinh tế Việt Nam năm 2022.

Việt Nam ta vừa trải qua giai đoạn khó khăn trên khắp cả nước do đại dịch COVID-19 bùng phát, kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến các ngành chủ chốt trong nước ta. Trong đó, ngành công nghệ chế biến, xây dựng, thương mại, vận tải, thủy sản đều giảm sâu trong quý III/2021. Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng trong thời gian giãn cách kéo dài như: Hà Nội, Bắc Giang, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương,....

Theo phân tích của chuyên gia, bắt đầu từ tháng 10, Việt Nam cần mở cửa trở lại và thích ứng an toàn, tránh rủi ro nhiều nhất có thể. Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết: “Cho đến thời điểm này, nền tảng ổn định vĩ mô chưa bị xói mòn, lạm phát chưa đến 2%. Có những nhận định tiêu cực của nước ngoài nhưng dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng. Với tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện tại, giữa tháng 10 này, nhiều doanh nghiệp có thể quay trở lại sản xuất. Chúng ta cần mở cửa ngay hôm nay, nếu sự mở cửa ngập ngừng hoặc không được thì năm 2021 sẽ tăng trưởng âm.”

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành (Nguồn: Internet)

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành (Nguồn: Internet)

Nhận định về nền kinh tế năm 2022, chuyên gia Xuân Thành nhấn mạnh: “Kinh tế toàn cầu năm 2022, theo ý kiến của tôi đó chính là kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng rất không đồng đều và chúng ta sẽ phải thích ứng với việc sống chung với COVID-19 vì các biến thể của nó có nguy cơ lây lan rất cao. Bên cạnh đó, cần đảm bảo tiêm đủ mũi vaccine cho người dân và tiêm mũi bổ sung trong vòng 6 tháng tiếp đó để tránh được nhiều nhất những rủi ro.”

Kinh tế quý IV/2021 có phục hồi được hay không thì cần nhờ vào lộ trình từng bước. Trong đó doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần đi vào hoạt động trở lại với tiêu chí đảm bảo tiêm đầy đủ vaccine cho công nhân: Không tiếp xúc trực tiếp giữa các tổ, dây chuyền sản xuất từ đó có thể khoanh vùng nhanh nếu có ca dương tính để xử lý luôn tại khâu đó, không đóng cửa cả doanh nghiệp. Tiếp đến, cần xóa bỏ các giấy phép đã cấp không còn tác dụng và không thêm giấy phép mới; thông thoáng lại hoạt động giao thông vận tải và logistics với tiêu chí an toàn cho người lao động điều khiển xe và lao động logistics.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành đề xuất giải pháp để hồi phục nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022 là “(1) Mở cửa, không mở rồi lại đóng; (2) Xóa bỏ giấy phép, dùng tiêu chí tiêm vaccine; (3) Tăng quy mô và năng lực thực thi của an sinh xã hội- iền mặt trực tiếp; (4) Giảm thuế suất thuế GTGT - vừa giúp doanh nghiệp + vừa giúp người tiêu dùng./.

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.