Quý đầu 2022 xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ tăng

XNK Việt nAM
20:31 - 20/01/2022
Quý đầu 2022 xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ tăng
0:00 / 0:00
0:00
Bất chấp ảnh hưởng bởi đại dịch, tiêu thụ tôm tại Mỹ vẫn tăng cao. Dự báo trong các tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng dương.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28% tỷ trọng. Tính tới ngày 15/12/2021, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 1,02 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm 2021 ước đạt 1,05 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020. Đặc biệt, xuất khẩu đều đạt tăng trưởng dương trong các tháng. Lũy kế 12 tháng Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong top các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam. Trong quý đầu 2022, dự kiến xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương.

Để đạt được kết quả này, ngoài đáp ứng đủ các tiêu chuẩn từ phía doanh nghiệp Việt, còn có sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu tôm của thị trường Mỹ. Nhu cầu nấu ăn tại nhà của người dân trong thời gian hạn chế đi lại và trong thời kỳ chưa phủ vaccine đã thúc đẩy tiêu thụ loại thực phẩm này.

Bên cạnh đó, nhờ việc phủ rộng vaccine, dịch vụ thực phẩm và hoạt động ăn tối được hoạt động trở, lượng tiêu thụ các sản phẩm về tôm từ đó cũng tăng cao.

Ngoài ra, Chính phủ Mỹ đã sử dụng gói hỗ trợ 5,2 nghìn tỷ USD nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vì vậy, dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn tăng trưởng dương và đạt kỷ lục.

Năm 2021, lần đầu tiên nhập khẩu tôm của Mỹ vượt qua mức 800.000 tấn, và cũng là lần đầu tiên vượt qua mốc 7 tỷ USD. Điều này tạo ra lợi thế cho các thị trường cung cấp như Việt Nam.

Năm 2021 cũng là năm lợi thế về xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ khi Ấn Độ giảm thị phần tại quốc gia này. Hiện, Ấn Độ là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2021, Ấn Độ gặp khó khăn với sản xuất tôm do ảnh hưởng bởi đại dịch, khiến nguồn cung cho xuất khẩu giảm.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng sản xuất tôm của Ấn Độ đã giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2020. Khoảng trống nhập khẩu này đã tạo điều kiện cho các thị trường cạnh tranh như Việt Nam, Indonesia, Ecuador cải thiện thị phần tại Mỹ; đặc biệt trong quý I và quý II/2021, khi Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng bởi làn sóng dịch thứ 4.

Theo VASEP, trong 11 tháng đầu năm 2021, thị trường Mỹ nhập khẩu tới 807.800 tấn tôm, đạt trị giá 7,2 tỷ USD. Tháng 11/2021, Mỹ nhập khẩu 78.863 tấn tôm, trị giá 768,2 triệu USD, tăng 17% về khối lượng và 25% về giá trị so với tháng 11/2020. Có 13 trong 20 nguồn cung tôm cho Mỹ tăng xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, đạt 29.756 tấn tôm, trị giá 273,6 triệu USD trong tháng 11/2021. Đứng thứ 2 là thị trường Indonesia, đạt 14.730 tấn, trị giá 138,5 triệu USD. Thứ 3 là thị trường Ecuador, đạt 14.730 tấn, trị giá 118,7 triệu USD.

Trong khi đó, Việt Nam là thị trường đứng thứ 5 về cung cấp sản phẩm tôm cho Mỹ. Đây cũng là năm ghi nhận tăng trưởng dương đối với xuất khẩu tôm vào Mỹ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.