S&P 500, Nasdaq Composite quay đầu giảm điểm do lo ngại về lạm phát

CHỨNG KHOÁN MỸ
07:44 - 15/04/2022
S&P 500 giảm 1,21% trong phiên giao dịch ngày 14/4. Nguồn: CNBC.
S&P 500 giảm 1,21% trong phiên giao dịch ngày 14/4. Nguồn: CNBC.
0:00 / 0:00
0:00
S&P 500 và Nasdaq Composite giảm điểm vào phiên giao dịch ngày 14/4, khép lại một tuần với xu hướng giảm khi nhà đầu tư tiếp nhận kết quả lợi nhuận từ các ngân hàng lớn và lạm phát gia tăng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/4, chỉ số S&P 500 rớt 1,21% xuống 4.392,59 điểm, chỉ số Nasdaq Composite mất 2,14% còn 13.351,08 điểm. Chỉ số Dow Jones lùi 113,36 điểm, tương đương 0,33% xuống còn 34.451,23 điểm.

Nasdaq Composite giảm gần 300 điểm trong phiên giao dịch ngày 14/4. Nguồn: CNBC.

Nasdaq Composite giảm gần 300 điểm trong phiên giao dịch ngày 14/4. Nguồn: CNBC.

S&P 500 giảm 2,13% trong tuần giao dịch kéo dài 4 ngày. Nasdaq Composite sụt 2,63% và Dow Jones giảm 0,78% trong tuần qua. Giao dịch trên sàn NYSE sẽ đóng cửa vào ngày 15/4.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi lạm phát chiếm sự chú ý nhất của nhà đầu tư trong tuần này. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ leo cao, và 2 báo cáo lạm phát liên tiếp của Mỹ cho thấy chỉ số giá tăng mạnh. Vào ngày 14/4, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng trở lại mức đỉnh nhiều năm, cộng 13 điểm cơ bản lên 2,8%.

Vào ngày 12/4, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 được công bố cho thấy tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/1981 và cao hơn dự báo tăng 8,4% của Dow Jones.

Chỉ số giá sản xuất cũng tăng nóng hơn dự báo trong tháng 3, vọt 11,2% so cùng kỳ năm trước và ghi nhận mức tăng mạnh kỷ lục kể từ năm 2010.

Lo ngại lạm phát và lợi suất trái phiếu tăng cao đã khiến nhóm cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ ngày 14/4, khi nhà đầu tư quay lưng với các cổ phiếu tăng trưởng và hướng về những tài sản ổn định hơn. Cổ phiếu Microsoft lùi 2,7%, cổ phiếu Apple mất 3% và cổ phiếu Google giảm 2,4%. Các cổ phiếu sản xuất con chip cũng suy giảm với cổ phiếu Nvidia sụt 4,3% và cổ phiếu Advanced Micro Devices rớt 4,8%.

Ngoài ra, tỷ phú Elon Musk đã đề nghị mua Twitter với giá 54,20 USD/cổ phiếu. Ông Musk nói rằng đây là lời đề nghị tốt nhất và cuối cùng của ông cho công ty truyền thông xã hội này. Tỷ phú Musk luôn cho rằng Twitter cần phải được chuyển đổi một cách riêng tư để phát triển mạnh mẽ. Cổ phiếu Twitter giảm 1,7%. Đồng thời, cổ phiếu Tesla sụt 3,6%.

Hiện tại, nhà đầu tư đang cân nhắc dữ liệu lạm phát tăng nóng, động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 khi họ quyết định cách thức tiến hành.

Theo Cục điều tra dân số Mỹ, doanh số bán lẻ tại nước này tăng 0,5%, thấp hơn một chút so với dự báo, chủ yếu do doanh số tại các trạm xăng. Dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho biết số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng 185.000 người trong tuần kết thúc ngày 9/4.

Vào ngày 14/4, các ngân hàng lớn bao gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley và Wells Fargo đã công bố kết quả lợi nhuận quý đầu tiên, nhà đầu tư sẽ xem xét kết quả này để xem cách các ngân hàng điều hướng lạm phát gia tăng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.