Sửa Luật Đất đai: Đảm bảo điều kiện sống cho người dân khi đến nơi ở mới

Đất Đai QUỐC HỘI
16:39 - 21/06/2023
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định - Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định - Ảnh: quochoi.vn
0:00 / 0:00
0:00
Góp ý về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các đại biểu chỉ rõ cần đảm bảo hạ tầng, điều kiện sống cho người dân khi chuyển đến nơi ở mới sau khi địa phương thu hồi đất để phục vụ xây dựng các dự án, mục đích khác.

Thảo luận tại hội trường về Luật Đất đai sửa đổi ngày 21/6, các đại biểu đặc biệt nhấn mạnh, sửa Luật Đất đai phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Góp ý về điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp quy định ở điều 48 dự thảo Luật, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An đề nghị cần phải nghiên cứu, rà soát thêm để phù hợp với pháp luật về quyền dân sự, về quyền cư trú.

Đại biểu đề xuất cho phép chuyển đổi khi đủ điều kiện là được phép chuyển đổi trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Về nguyên tắc, phương pháp định giá đất, đại biểu Dung đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung, làm rõ, minh bạch nguyên tắc thị trường để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

"Thực tiễn trong thời gian qua, việc bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi không chỉ ở vấn đề tính tiền bồi thường khi thu hồi đất mà còn ở phương pháp, phương án hỗ trợ tái định cư theo tinh thần Nghị quyết 18 để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ", đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nhấn mạnh.

Thực tiễn trong thời gian qua, việc bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi không chỉ ở vấn đề tính tiền bồi thường khi thu hồi đất mà còn ở phương pháp, phương án hỗ trợ tái định cư theo tinh thần Nghị quyết 18 để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định đồng tình với việc thu hồi đất cần đảm bảo cuộc sống của người dân bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Ngoài ra, cần đảm bảo hạ tầng, điều kiện sống cho người dân khi chuyển đến nơi ở mới sau khi địa phương thu hồi đất để phục vụ xây dựng các dự án, mục đích khác.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đồng ý với các quy định về dự thảo hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, được vay tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, giao đất có mục đích sử dụng với cùng với loại đất thu hồi.

Nếu không có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền hoặc xem xét bồi thường đất khác nếu người dân đồng thuận khu tái định cư bảo đảm hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có đường giao thông đảm bảo kết nối với khu lân cận.

Tuy nhiên, mỗi gia đình, cá nhân có hoàn cảnh riêng và có nhu cầu về đời sống và việc làm. Vì vậy, Nhà nước cần có nhiều chính sách để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân. Tiền là vật ngang giá chung nhưng sử dụng không hợp lý sẽ không giải quyết được nhu cầu đa dạng của người dân.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị các chính sách có thể quy ra tiền để người dân thấy mình được hưởng lợi như người khác, đảm bảo công bằng. Nhưng đối với chính sách đào tạo nghề cho người chưa có việc làm thì nên hạn chế việc truy tìm trực tiếp mà tạo điều kiện để người dân được học nghề phù hợp với khả năng của họ.

"Sau khi thu hồi đất, ngoài việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, có đường giao thông kết nối với các khu vực lân cận thì Nhà nước cần ưu tiên bố trí các tuyến phương tiện giao thông công cộng trong khu vực đến khu tái định cư để người dân đi lại thuận tiện và tiết kiệm trong sinh hoạt, công việc, học tập vân vân từ nơi ở mới đến hạ tầng xã hội và khu vực lân cận", đại biểu đề xuất.

"Quy hoạch treo" khiến người dân đi không được, ở không xong

Góp ý về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho biết, đây là vấn đề được người dân quan tâm, trong đó có thực trạng quy hoạch đã được lập, phê duyệt, nhưng trên thực tế việc tổ chức thực hiện chậm hoặc không thực hiện được một số nội dung của quy hoạch. Việc thực hiện chậm này không chỉ là 5 năm, 10 năm, 20 năm, thậm chí còn lâu hơn. Người dân vẫn thường gọi trường hợp này là "quy hoạch treo".

Quy hoạch treo không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, mà còn gây khó khăn, làm đảo lộn cuộc sống người dân. Những cư dân trong khu vực quy hoạch treo sống trong cảnh thấp thỏm, khổ sở, đi không được mà ở cũng không xong. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đất đai cần có quy định rõ ràng, khả thi để xóa bỏ tình trạng này.

Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Vì vậy, đại biểu đề nghị bỏ tầm nhìn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 62 dự thảo Luật, bởi tầm nhìn chỉ mang tính ước lượng, dự báo, mà dự báo có thể chính xác, có thể không chính xác.

Như vậy, đại biểu Tô Văn Tám nhìn nhận, đây có thể là một tác nhân của quy hoạch treo. Người dân chỉ mong muốn Nhà nước xác định rõ quy hoạch đất đai cụ thể là bao lâu và quyền lợi của họ như thế nào trong khu vực quy hoạch. Việc bỏ tầm nhìn quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu này.

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.