Tăng hơn 500 điểm, Dow Jones có phiên tăng mạnh nhất từ đầu năm 2022

CHỨNG KHOÁN MỸ
09:46 - 29/01/2022
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày 28/1. Nguồn: Internet.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày 28/1. Nguồn: Internet.
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày 28/1 để khép lại một tuần đầy biến động, được hỗ trợ bởi đà phục hồi của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones tăng 564.69 điểm (tương đương 1.7%) lên 34,725.47 điểm, ghi nhận phiên có thành quả tốt nhất kể từ ngày 6/12/2021 sau khi giảm hơn 350 điểm tại mức đáy trong phiên. Chỉ số S&P 500 tiến 2.4% lên 4,431.85 điểm – phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2020. Nasdaq Composite cộng 3.1% lên 13,770.57 điểm.

Cổ phiếu Apple vọt gần 7% sau kết quả kinh doanh quý 4/2021 xuất sắc, thúc đẩy mức trung bình cổ phiếu. Công ty đã công bố doanh thu hàng quý lớn nhất từ trước đến nay ngay cả trong bối cảnh những thách thức về nguồn cung và ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19.

Các cổ phiếu công nghệ lớn Microsoft, Amazon, Meta and Alphabet đều nhảy vọt vào ngày thứ Sáu sau khi lao dốc hồi đầu tuần, cung cấp hỗ trợ cho các chỉ số trên thị trường.

Trái lại, cổ phiếu Chevron mất 3% sau kết quả lợi nhuận không đạt như kỳ vọng của Phố Wall. Cổ phiếu Caterpillar sụt 5% ngay cả khi báo cáo lợi nhuận vượt ước tính.

Các chỉ số chính đã trải qua biến động mạnh mỗi ngày trong tuần này – bao gồm Dow Jones trồi sụt hơn 1,000 điểm trong phiên lần đầu tiên từ trước đến nay để đóng cửa với sắc xanh vào ngày 24/01. S&P 500 ghi nhận biên độ trong phiên ít nhất 2.5% mỗi ngày trong tuần này, theo Bespoke Investment Group.

Biên độ giao dịch của S&P 500 tính từ tháng 3/2020. Nguồn: CNBC.

Biên độ giao dịch của S&P 500 tính từ tháng 3/2020. Nguồn: CNBC.

Yung-Yu Ma, Giám đốc chiến lược đầu tư tại BMO Wealth Management, nhận định: “Những biến động lớn trong phiên cho thấy thách thức mà thị trường hiện đang đối mặt, đó là các điều kiện tài chính sẽ thắt chặt hơn”.

Biên độ giao dịch hàng ngày của Dow Jones tính từ 3/1/2022. Nguồn: CNBC.

Biên độ giao dịch hàng ngày của Dow Jones tính từ 3/1/2022. Nguồn: CNBC.

Khép lại tuần qua, Dow Jones tăng 1.3% và S&P 500 tiến 0.8%, chấm dứt chuỗi 3 tuần giảm liên tiếp. Nasdaq Composite gần như đi ngang từ đầu tuần đến nay.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2020 và dao động trên mức 30 hồi đầu tuần này.

Nhà đầu tư vào ngày thứ Sáu tiếp tục xem xét hướng đi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về thắt chặt chính sách.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào ngày 26/01 cho biết họ có thể sớm nâng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 3 năm như một phần của việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Thị trường hiện đang định giá có 5 đợt nâng lãi suất thêm 0.25 điểm phần trăm trong năm 2022, mặc dù kỳ vọng dài hạn đối với lãi suất không thay đổi.

Cũng trong ngày thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết chỉ số giá chi tiêu cá nhân cốt lõi (PCE) tháng 12, một thước đo lạm phát ưa thích của Fed, vọt 4.9% so cùng kỳ năm trước, cao hơn dự báo từ các chuyên gia kinh tế và mạnh nhất kể từ tháng 9/1983. Cùng với số liệu lạm phát, thu nhập cá nhân tăng 0.3% trong tháng qua, thấp hơn một chút so với dự báo 0.4%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.