Thụy Sỹ cảnh báo thiếu hụt nguồn cung khí đốt dù nhu cầu thấp

KHÍ ĐỐT thụy sỹ
08:57 - 04/07/2022
Bể chưa khí đốt tại Schlieren, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
Bể chưa khí đốt tại Schlieren, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Theo Bộ trưởng Năng lượng Thụy Sỹ Simonetta Sommaruga, tuy là một nước có nhu cầu khí đốt thấp, chính phủ nước này vẫn không thể đảm bảo sẽ luôn có đủ nguồn cung và vẫn có thể gặp nguy cơ thiếu hụt trong mùa đông.

Trên thực tế, Thụy Sĩ có nhu cầu về khí đốt tương đối thấp và nó chỉ chiếm khoảng 15% tổng năng lượng tiêu thụ. Theo số liệu của chính phủ nước này, khoảng 42% lượng khí đốt được sử dụng để sưởi ấm cho các hộ gia đình và phần còn lại trong ngành công nghiệp và dịch vụ và vận tải.

Tuy nhiên, nước này vẫn phụ thuộc vào dầu và khí đốt nhập khẩu. Do đó theo nhận định của bà Sommaruga với tờ SonntagsZeitung hôm 3/7, đây chính là lý do vì sao không ai có thể đảm bảo người dân nước này sẽ luôn có đủ khí đốt.

Cụ thể theo Reuters, nguyên nhân là do Thụy Sĩ tuy là một nước không giáp biển nhưng vẫn có thể lấy được khí đốt thông qua các trung tâm trao đổi thương mại nằm tại các nước láng giếng trong Liên minh Châu Âu. Vì vậy, bất kỳ sự gián đoạn nào xảy ra trong khối cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định tới Thụy Sĩ.

Nhận xét của bà được đưa ra sau khi chính phủ Thụy Sĩ vạch ra kế hoạch để giải quyết tình trạng thiếu hụt khí tự nhiên có nguy cơ xảy ra trong mùa đông này. Ngoài ra, bà cũng cho biết chính phủ sẽ thực hiện việc phân bổ khí đốt nếu các biện pháp khác không hiệu quả.

Cụ thể, nếu Thụy Sĩ thiếu hụt cả khí đốt lẫn điện, nguồn năng lượng trước tiên sẽ được phân chia cho các doanh nghiệp. Thêm vào đó, nguồn năng lượng cho thang cuốn cũng như các bảng hiệu đèn neon cũng sẽ bị hạn chế. Mặt khác, nguồn năng lượng cho các hộ gia đình vẫn sẽ được đảm bảo và được chính phủ cam kết sẽ được duy trì lâu nhất.

Ngoài việc cảnh báo thiếu hụt khí đốt, bà cũng kêu gọi các bang tại nước này đầu tư nhiều hơn vào việc mở rộng các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, khí sinh học, gió và thủy điện. Ngoài việc đảm bảo an ninh năng lượng, chính phủ Thụy Sĩ cũng đang xem xét mở rộng nguồn dự trữ lương thực khẩn cấp để đảm bảo đất nước không bị thiếu cà phê, ngũ cốc và đường.

Nước láng giềng Đức hồi tháng trước cũng đã chuyển sang giai đoạn 2 trong kế hoạch khí đốt khẩn cấp 3 cấp sau khi Nga giảm lượng cung cấp qua đường ống Nord Stream 1. Trong khi Đức cáo buộc việc Nga cắt giảm nguồn cung là do “động cơ chính trị”, phía Nga khẳng định việc này xảy ra là do các lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt lên nước này. Ngoài ra, Nga cũng sẽ thực hiện bảo trì đường ống theo đúng lịch trình trong vòng 10 ngày giữa tháng 7.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.