Tiêm vaccine cho trẻ 5 - 12 tuổi nên tập trung vào đối tượng nguy cơ cao

COVID-19 Việt nAM
13:40 - 19/07/2022
Cuộc họp do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y chủ trì. Ảnh: moh.gov.vn
Cuộc họp do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y chủ trì. Ảnh: moh.gov.vn
0:00 / 0:00
0:00
Tại cuộc họp Thảo luận giải pháp về tăng tốc độ tiêm vaccine COVID-19 chiều ngày 18/7, các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh tiêm mũi 3 và mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 tuổi.

Tại cuộc họp, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, tính đến ngày 17/7, Việt Nam đã tiêm 239 triệu liều vaccine COVID-19. Trong đó, tiêm mũi 1 và 2 cho người trên 18 tuổi cơ bản đạt 100%, mũi 3 khoảng 70% và mũi 4 là 46%.

Với đối tượng từ 12 – 17 tuổi, có 8.679.535 trẻ tiêm đủ mũi 2, đạt 99,1%; tiêm mũi 3 đạt 1.733.366 trẻ, đạt 19,8%.

Đối với nhóm từ 5 – dưới 12 tuổi, tổng số mũi tiêm đến ngày 17/7 là 10.222.352 mũi. Trong đó, mũi 1 là 7.023.539 trẻ (đạt 61,45); mũi 2 là 3.198.813 trẻ (đạt 27,9%).

So với hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những nước triển khai tiêm vaccine COVID-19 với quy mô rộng rãi, nhiều đối tượng, nhiều mũi tiêm.

Báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, tiến độ tiêm đã bắt đầu tăng lên, trung bình những ngày gần đây tiêm khoảng gần 500.000 liều/ ngày. Số mũi tiêm vaccine tăng chủ yếu là do tỷ lệ tiêm mũi 4 tăng. Một số tỉnh, thành có khu công nghiệp đã đề xuất phân bổ thêm vaccine, Viện đã phân bổ thêm khoảng 1,2 triệu liều. Tuy nhiên tiến độ tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 18 tuổi tại các địa phương còn chậm.

Các chuyên gia cho biết mặc dù Bộ Y tế và các phương tiện thông tin thường xuyên thông tin, tuyên truyền về hiệu quả và sự cần thiết của tiêm chủng vaccine COVID-19, nhưng vẫn còn có nhiều thông tin trái chiều ảnh hưởng đến tâm lý của người dân trong tham gia tiêm chủng đầy đủ.

Một bộ phận người dân còn chủ quan không tiêm mũi 3, đặc biệt là người đã mắc COVID-19 vì cho rằng đã có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, không có triệu chứng.

Việc thống kê đối tượng tiêm mũi 3 cũng gặp khó khăn khi lượng người di chuyển vào thành phố lớn tăng nhanh.

Mặt khác, đối với trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, các bậc phụ huynh cho rằng đã có miễn dịch phòng bệnh, không muốn cho con đi tiêm chủng hoặc chưa đủ thời tiêm sau khi mắc bệnh. Đồng thời nhiều phụ huynh có tâm lý lo lắng về phản ứng sau tiêm cũng như tác hại lâu dài của vaccine đối với trẻ em ở độ tuổi này.

Bên cạnh đó hiện tại hầu hết trẻ đang trong thời gian nghỉ hè nên khó huy động trẻ đến tiêm chủng so với giai đoạn trước đây.

Trước tình hình này, các chuyên gia cho rằng ngoài sự nỗ lực của ngành y tế cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành liên quan. Đặc biệt cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương để đẩy nhanh tốc độ tiêm nhằm chuẩn bị cho trẻ đến trường năm học mới cũng như cho đối tượng có nguy cơ cao.

Cũng về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, các chuyên gia cho rằng trong giai đoạn này nên tập trung cho những trẻ có nguy cơ cao, bị bệnh nền, béo phì; có sẵn sàng vaccine để tiêm theo đăng ký/nhu cầu, mong muốn của gia đình (đối với nhóm trẻ em không béo phì, bệnh nền....).

Các chuyên gia cũng đề nghị đẩy mạnh truyền thông dựa trên căn cứ khoa học về giảm hiệu lực của vaccine theo thời gian sau tiêm mũi 1, mũi 2 và mũi 3...

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.