Trái Đất ngày càng ghi nhận nhiều hiện tượng khí hậu đáng lo ngại

Khí hậu Trái Đất
12:21 - 07/07/2023
Khói bốc lên từ đám cháy rừng tại Fort St. John, British Columbia, Canada ngày 2/7/2023. Ảnh: AP
Khói bốc lên từ đám cháy rừng tại Fort St. John, British Columbia, Canada ngày 2/7/2023. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình của Trái Đất liên tục được thiết lập, cùng với nhiều hiện tượng môi trường cực đoan khác là các dấu hiệu cho thấy tình trạng khí hậu của hành tinh đang dần đi tới những “vùng lãnh thổ chưa được khám phá”.

AP trích dẫn ông Kim Cobb, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Brown, Mỹ, cho biết: “Nhiệt độ quyết định tình trạng khí hậu của chúng ta theo nhiều cách khác nhau và nó không chỉ dừng lại ở việc thể hiện sức nóng”. Tình trạng các rặng san hô chết dần, các cơn bão nhiệt đới ngày càng trở nên dữ dội hơn hay tình trạng cháy rừng kỷ lục tại Bắc Mỹ mùa hè này chính là các dấu hiệu thể hiện khí hậu Trái Đất suy thoái.

Theo ông Stefan Rahmstorf thuộc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam do chính phủ Đức tài trợ, “việc hành tinh của chúng ta ngày càng nóng lên do sử dụng nhiên liệu hóa thạch không phải là điều bất ngờ, nhưng nó gây nguy hiểm cho con người và cho các hệ sinh thái mà chúng ta phụ thuộc vào”.

Đại dương nóng lên

Hầu hết địa cầu được bao phủ bởi các đại dương – nơi hấp thụ tới 90% lượng nhiệt gây ra bởi các loại khí nhà kính làm nóng hành tinh như carbon dioxide và metan. Hồi tháng 4 vừa qua, các kết quả đo đạc cho thấy nhiệt độ đại dương toàn cầu tăng vọt lên 21,1 độ C trong khi dữ liệu mới được công bố từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus ghi nhận nhiệt độ đại dương “đặc biệt ấm lên” tại Bắc Đại Tây Dương với các đợt sóng nhiệt “cực đoan” trên biển gần Ireland, Vương quốc Anh và ở Biển Baltic.

Cháy rừng

Cháy rừng từ Canada tạo ra khói và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng không khí tại Bắc Mỹ không phải là chuyện hiếm có. Tuy nhiên, các đợt cháy rừng tại Canada xảy ra sớm với diện tích cháy đạt mức kỷ lục trong nhiều năm. Hơn nữa trong tương lai khi biến đổi khí hậu gây ra các tác động tiêu cực ngày một lớn lên môi trường, các nhà khoa học dự đoán các đợt cháy rừng sẽ nhiều hơn và dữ dội hơn.

Khung cảnh ngổn ngang sau bão tại Misamis Occidental, Bắc Mindanao, Philippines - nước nằm trong số các quốc gia có nguy cơ bão cao và dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu - hồi tháng 1/2023. Ảnh: Chính quyền Misamis Occidental

Khung cảnh ngổn ngang sau bão tại Misamis Occidental, Bắc Mindanao, Philippines - nước nằm trong số các quốc gia có nguy cơ bão cao và dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu - hồi tháng 1/2023. Ảnh: Chính quyền Misamis Occidental

El Nino đến sớm

El Nino là một kiểu khí hậu tự nhiên sinh ra từ vùng nước ấm bất thường ở phía đông Thái Bình Dương. Cụ thể, nó hình thành khi gió mậu dịch thổi từ đông sang tây dọc theo xích đạo Thái Bình Dương chậm lại hoặc đảo ngược khi áp suất không khí thay đổi.

Do gió mậu dịch ảnh hưởng đến các vùng nước biển được mặt trời sưởi ấm, sự suy yếu của nó khiến các vùng nước ấm phía tây Thái Bình Dương lưu thông trở lại các lưu vực lạnh hơn ở trung tâm và phía đông Thái Bình Dương. Sự tích tụ nước ấm ở phía đông Thái Bình Dương còn truyền nhiệt vào khí quyển thông qua sự đối lưu, tạo ra giông bão.

Sự thay đổi trong hoạt động của bão ảnh hưởng đến luồng phản lực cận nhiệt đới - luồng không khí di chuyển nhanh làm thay đổi thời tiết trên khắp thế giới - và đẩy đường đi của nó về phía nam. Do đó trong thời gian xảy ra El Nino, miền nam nước Mỹ thường có thời tiết mát mẻ và ẩm ướt hơn trong khi các khu vực ở miền Tây nước Mỹ và Canada ấm hơn và khô hơn.

Gió thay đổi khiến hoạt động của các cơn bão tại Đại Tây Dương thay đổi và không ảnh hưởng tới Mỹ. Tuy nhiên các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được tăng cường và hướng tới các quốc gia dễ bị tổn thương.

Hiện tượng El Nino năm 2023 hình thành sớm hơn bình thường từ một tới hai tháng và thay thế cho hiện tượng La Nina, đồng nghĩa với việc nó sẽ có nhiều thời gian hơn bình thường để tăng cường sức mạnh. Một nghiên cứu hồi tháng 5 trên tạp chí Science cho biết El Nino năm nay có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế toàn cầu lên tới 3.000 tỷ USD, làm suy giảm GDP, sản xuất cùng nông nghiệp và đặc biệt là khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn.

AP trích dẫn dự đoán của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết có 98% khả năng ít nhất một trong 5 năm tới sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận, đánh bại năm 2016 khi hiện tượng El Nino cực kỳ mạnh xuất hiện.

Băng tan tại Nam Cực

Theo Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Mỹ tính tới 27/6, diện tích băng tại Nam Cực đang ít hơn mức trung bình trong giai đoạn 1981 – 2010 gần 2,1 triệu km vuông. Sự biến mất này tương đương với một khu vực rộng gần gấp 4 lần bang Texas của Mỹ đã biến mất, thể hiện thu hẹp xuống mức thấp kỷ lục của diện tích băng tại Nam Cực.

Băng tan có thể gây các ảnh hưởng trực tiếp nhất là khiến các cộng đồng ven biển tại nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao. Ảnh: Shutterstock

Băng tan có thể gây các ảnh hưởng trực tiếp nhất là khiến các cộng đồng ven biển tại nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao. Ảnh: Shutterstock

Đọc tiếp