Việt Nam hợp tác với công ty sản xuất chip Synopsys đào tạo nhân lực

Việt nAM chip điện tử
08:45 - 27/08/2022
Ông Robert Li, Phó Chủ tịch bán hàng của Synopsys trao đổi tại cuộc họp báo ở Khu công nghệ cao TP HCM (Ảnh: Theo Nikkei Asia - Liên Hoàng)
Ông Robert Li, Phó Chủ tịch bán hàng của Synopsys trao đổi tại cuộc họp báo ở Khu công nghệ cao TP HCM (Ảnh: Theo Nikkei Asia - Liên Hoàng)
0:00 / 0:00
0:00
Sáng ngày 26/8, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM (SHPT) Nguyễn Anh Thi thông báo sẽ hợp tác với công ty Synopsys của Mỹ để thành lập Trung tâm thiết kế chip, thông qua chương trình tài trợ phần mềm. 

Theo đó, công ty chip điện tử Synopsys sẽ đầu tư 20 triệu USD qua việc tặng các giấy phép thiết kế và đào tạo kỹ sư. Chương trình nhằm hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành vi mạch điện tử tại Việt Nam đến năm 2025.

Ông Robert Li - Phó Chủ tịch bán hàng của Synopsys khu vực Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ cho biết, với việc trở thành đối tác của các công ty nước ngoài, Việt Nam có thể bắt đầu bằng cách thiết kế các bảng vi mạch tích hợp (IC) dùng trong các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy điều hoà rồi sau đó sẽ nâng dần lên cao hơn.

Cụ thể, công ty Synopsys sẽ hỗ trợ đào tạo nhân lực cho ngành vi mạch điện tử tại Việt Nam, cung cấp phần mềm thiết kế, tài liệu giảng dạy cũng như đội ngũ chuyên gia đào tạo cho giảng viên và sinh viên. Về phía SHPT sẽ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thiết lập và vận hành trung tâm thiết kế chip điện tử.

Theo đó, các giảng viên và sinh viên chuyên ngành điện - điện tử, công nghệ thông tin của 3 trường đại học thuộc Đại học Quốc gia TP HCM gồm Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Công nghệ thông tin sẽ tham gia chương trình đào tạo, tập huấn tại Trung tâm thiết kế chip mới được đặt ở Khu công nghiệp cao nằm ở Thủ Đức, TP HCM.

Ông Nguyễn Anh Thi nêu rõ, nguồn nhân lực trẻ, năng động sáng tạo là một lợi thế lớn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tại TP HCM. SHTP đang thu hút sự quan tâm của các nhà thiết kế sản xuất chip khác trên thế giới với những cơ hội tiềm năng để đầu tư. Do đó, nhu cầu về nhân sự thiết kế vi mạch rất lớn và đòi hỏi Tp HCM phải có bước chuẩn bị đầu tư đào tạo nhiều hơn trong thời gian tới.

Vì vậy, sự hợp tác này sẽ giúp Việt Nam giải quyết được bài toán thiết hụt nhân tài công nghệ toàn cầu. Hơn nữa, Trung tâm thiết kế vi mạch điện tử SHPT cũng sẽ hưởng lợi từ công nghệ thiết kế đẳng cấp thế giới của công ty Synopsys bằng cách đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vi mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn của nước ta.

Trong những năm gần đây, công ty Synopsys của Mỹ đem đến những công nghệ tiên tiến cho các đối tác Việt Nam với mục đích tăng cường năng lực thiết kế vi mạch và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Sự hợp tác không chỉ mang lại công nghệ mới cho các đối tác của Synopsys tại Việt Nam mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành bán dẫn tại Việt Nam.

Công ty Synopsys là một trong số các công ty Mỹ đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu về tự động hoá thiết kế điện tử (EDA) và IP bán dẫn hay còn gọi là các phần mềm thiết kế chip. Đồng thời công ty cũng cấp danh mục dịch vụ và công cụ kiểm tra bảo mật ứng dụng rộng nhất trong lĩnh vực này.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.