Vinatex đưa dự báo về thị trường ngành dệt may 6 tháng cuối năm 2022

THỊ TRƯỜNG Việt nAM
16:06 - 20/02/2022
Vinatex đưa dự báo về thị trường ngành dệt may 6 tháng cuối năm 2022
0:00 / 0:00
0:00
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) vừa đưa ra nhận định về những rủi ro, thị trường và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2022 đối với các doanh nghiệp trong hệ thống. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp cho thị trường toàn ngành trong năm nay.

Trong cơn sốt đón đầu ngành dệt may năm 2022 về số lượng đơn đặt hàng tăng vọt so với năm ngoái, cũng như những vấn đề liên quan đến thiếu lao động hay chi phí logistic tăng cao, Vinatex đã đưa ra những kịch bản toàn cảnh cho ngành dệt may trong năm 2022.

Theo Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường, tập đoàn xác định có 3 kịch bản đối với thị trường 6 tháng cuối năm bao gồm: Kịch bản xấu, kịch bản khả thi và kịch bản tốt.

Trong đó, kịch bản xấu nhất đối với ngành dệt may sẽ liên quan đến việc giá đầu vào tăng cao, lạm phát thế giới và Việt Nam tăng 5%, chi phí vận tải và logistic tác động đến quá trình xuất khẩu của ngành dệt may.

Trong khi đó, để đạt được kết quả như kịch bản khả thi, các doanh nghiệp cần kiểm soát rủi ro đối với ngành sợi là giá bông, còn đối với ngành may là lao động, tiền lương và việc chậm trễ trong logistic toàn cầu… Trong quý I/2022, kết quả sản xuất kinh doanh của Vinatex đang diễn ra thuận lợi nhưng các đơn vị thuộc Tập đoàn vẫn cần phòng ngừa những rủi ro về tỷ giá, lãi suất, logistic,…

Nếu như mọi thứ thuận lợi theo kịch bản tốt nhất, trong 6 tháng cuối năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 43 tỷ USD

Ông Vương Đức Anh,Chánh văn phòng Vinatex chia sẻ: "Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên tiếp tục đẩy mạnh phối hợp xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi - dệt - nhuộm - may, hướng tới trở thành một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành dệt may thời trang".

Năm 2021, Vinatex đã đưa vào hoạt động Nhà máy Sợi 3, Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài; Nhà máy Sợi 2, Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng. Đây là cơ sở để Vinatex chủ động nguồn nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Đồng thời, Vinatex cũng đưa ra các giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới, trong đó ngành sợi đặc biệt lưu ý kế hoạch mua bông, hạn chế mua quá xa trong thời điểm này; linh hoạt xử lý hàng tồn kho. Đối với ngành may, tình hình logistic sẽ chưa có cải thiện trong thời gian tới nên các doanh nghiệp cần tiếp tục cân nhắc giữa hình thức FOB và CM…

Về diễn biến của thị trường sẽ không có một kịch bản nào chung vì mỗi đơn vị đều có khách hàng, thị trường riêng. Tuy nhiên, Vinatex luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện để các đơn vị cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn. Quan trọng là các doanh nghiệp chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến của thị trường để linh hoạt vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo thích ứng với điều kiện mới.

Tin liên quan

Đọc tiếp