VN-Index hồi phục nhẹ, cổ phiếu của Hoa Sen lại nằm sàn

HSG Hoa Sen
16:20 - 14/06/2022
VN-Index hồi phục vào phiên chiều. SSI
VN-Index hồi phục vào phiên chiều. SSI
0:00 / 0:00
0:00
Sau phiên “thứ Hai đen tối”, VN-Index hồi phục nhẹ với việc tăng hơn 3 điểm. Dầu khí, thủy sản, phân bón trở lại dẫn dắt thị trường trong khi nhóm chứng khoán, thép trở thành gánh nặng; đáng chú ý là mã HSG của Hoa Sen thêm một phiên nằm sàn.

Thị trường hôm nay mở cửa với tâm lý tiêu cực khi VN-Index có lúc giảm sâu gần 15 điểm. Nhưng lực cầu bắt đáy nhập cuộc đã giúp chỉ số phục hồi dần về trưa và trong phiên chiều. Kết phiên, VN-Index tăng 3,2 điểm, lên mốc 1230.31. HNX-Index cũng tăng gần 2 điểm trong khi UPCoM tăng nhẹ.

Toàn thị trường có 328 mã ở chiều tăng, khiêm tốn hơn chiều giảm hơn 500 mã. Nhưng nhờ lực kéo từ các mã vốn hóa lớn nên các chỉ số sàn vẫn tăng điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 17.220 tỷ đồng, khối ngoại quay trở lại mua ròng hơn 300 tỷ đồng trong tổng số 3.000 tỷ đồng giao dịch. Các mã được gom nhiều là GAS, HPG, HDB, DPM, VHM, DXG, VGC, BID, CTD, CTR… Ngược lại, PNJ, NVL, DGW, GEX, VIC, MSN, MWG, VNM… là những mã bị bán mạnh.

VN30 hôm nay tăng nhẹ 0,3 điểm, các mã trong nhóm phân hóa với chiều tăng được dẫn dắt bởi GAS (+6,8%), FPT (+3,4%), PNJ (+3,3%); chiều giảm bị kéo xuống bởi HPG (-4,7%), SSI (-6,2%), TPB (-4,2%)… Đồng pha với xu hướng của các bluechip, các nhóm ngành cũng tăng giảm tương ứng.

Theo đó, dầu khí là nhóm phục hồi mạnh nhất với PVS tăng trần, BSR tăng 7,8%, PVC tăng 7,2%, PVD tăng 4,5%... Các nhóm công nghệ thông tin, bán lẻ, thủy sản cũng tăng 2-3% giá trị vốn hóa toàn ngành. Trong khi chứng khoán là nhóm rơi mạnh nhất với APG, FIT, TVB giảm sàn; hàng loạt các mã khác giảm mạnh 4-6%.

Gánh nặng cho thị trường còn đến từ nhóm thép với HSG giảm hết biên độ, HPG -4,7%, NKG -5,7%, TNS -6,7%, TVN -4%, POM -3,5%, SMC -3,2%... Về HSG của Hoa Sen, sau phiên hôm nay lùi về mức giá 18.750 đồng/cp. Thời gian qua, mã đã có nhiều phiên giảm sàn, giảm mạnh khiến giá trị “bốc hơi” mạnh. Từ phiên 7/3 đến nay, HSG đã giảm 56%, từ vùng giá 42.000 đồng.

HSG trong xu hướng giảm từ phiên 7/3 đến nay. TradingView

HSG trong xu hướng giảm từ phiên 7/3 đến nay. TradingView

HSG đi xuống cùng xu hướng nhóm ngành, khi giá thép trong nước qua nhiều đợt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen có phần rơi nhanh hơn, nhất là khi lợi nhuận 6 tháng đầu tiên của niên độ tài chính 2022 giảm gần một nửa (Hoa Sen sử dụng niên độ tài chính bắt đầu từ ngày 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau).

Cụ thể, doanh nghiệp do ông Lê Phước Vũ làm Chủ tịch HĐQT đạt doanh thu thuần 29.594 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của tập đoàn sản xuất tôn mạ này giảm mạnh từ hơn 17% cùng kỳ năm trước xuống chỉ còn 12%, do biến động giá nguyên liệu đầu vào. Tỷ lệ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh số cũng cao hơn cùng kỳ năm trước nên lợi nhuận ròng của công ty sụt giảm mạnh đến gần 50% so với cùng kỳ niên độ trước, chỉ còn 873 tỷ đồng.

Điểm tích cực là cấu trúc nguồn vốn của Hoa Sen đã được cải thiện khi nợ phải trả giảm xuống mức thấp hơn vốn chủ sở hữu sau nhiều năm. Hiện tại, Hoa Sen còn 7.000 tỷ đồng dư nợ ngân hàng, không chênh lệch đáng kể so với thời điểm bắt đầu niên độ tài chính nhưng cơ cấu vay nợ đã thay đổi khi vay dài hạn chỉ còn chiếm 5%, 95% còn lại là vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động.

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành thép mới đây, Chứng khoán Rồng Việt - VDSC cho rằng, giá thép đang chịu áp lực trong ngắn hạn và có thể tăng trở lại trong nửa cuối năm 2022. VDSC nhận định, các nhà sản xuất tôn mạ, có thể đạt được biên lợi nhuận tốt hơn trong quý 2 nhờ chốt hợp đồng xuất khẩu sang châu Âu vào thời điểm giá cao.

Biến động địa chính trị tại châu Âu khiến chênh lệch giá HRC Châu Âu – Việt Nam tăng từ 256 USD/tấn vào đầu tháng 2 lên 667 USD/tấn cuối tháng 3, sau đó điều chỉnh về 405 USD/tấn ngày 20/5/2022. Sự thu hẹp-mở rộng của khoảng chênh lệch kết hợp với thời gian nhận đơn hàng thường trước 3 tháng gợi ý rằng biên lợi nhuận gộp các nhà máy tôn mạ (NKG, HSG) có thể mở rộng tạm thời trong Quý 2.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.