Vốn hóa dưới 600 tỷ USD có thể giúp Meta thoát giám sát độc quyền

CÔNG NGHỆ MỸ
11:46 - 10/02/2022
Văn phòng Facebook tại Seattle. Ảnh: GeekWire
Văn phòng Facebook tại Seattle. Ảnh: GeekWire
0:00 / 0:00
0:00
Giá trị vốn hóa thị trường sụt giảm là một tin tức tiêu cực với bất cứ doanh nghiệp nào kể cả Meta nhưng nó lại có thể mang tới một lợi thế không ngờ cho gã khổng lồ công nghệ: Khả năng tránh sự giám sát chống độc quyền của các cơ quan quản lý.

Mức vốn hóa thị trường của Meta – tên mới của Facebook – đã sụt giảm xuống dưới 600 tỷ USD lần đầu tiên kể từ tháng 5/2020. Hôm 8/2 vừa qua, cổ phiếu sụt giảm 2,1% của tập đoàn đã khiến giá trị vốn hóa giảm xuống ngưỡng 599,32 tỷ USD.

Con số vốn hóa thị trường 600 tỷ USD cũng là con số mà các nhà lập pháp Hạ viện lựa chọn làm tiêu chuẩn cho các nền tảng được bao gồm trong gói dự luật về tính cạnh tranh được thiết kế đặc biệt dành cho các tập đoàn công nghệ khổng lồ. Đạo luật Cơ hội và Cạnh tranh Nền tảng này ban đầu được tạo ra bởi Hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries của bang New York.

Theo dự luật của Hạ viện, khi các cơ quan quản lý liên bang chỉ định một nền tảng nằm trong diện bị giám sát, công ty đó phải có doanh thu ròng hàng năm hoặc vốn hóa thị trường là 600 tỷ USD. Con số này sẽ được điều chỉnh theo lạm phát tại thời điểm đó hoặc trong khoảng thời gian 2 năm trước khi chỉ định hoặc trước khi dự luật được thông qua.

Nếu Meta có thể duy trì dưới ngưỡng này, hãng có khả năng tránh được những rào cản mà các dự luật sẽ đem tới với việc tiến hành kinh doanh và thực hiện các thương vụ. Điều này sẽ tạo được lợi thế cho Meta trong khi các gã khổng lồ công nghệ khác với số vốn hóa lớn hơn như Amazon, Alphabet, Apple và thậm chí là Microsoft bị buộc phải tuân theo các quy tắc.

Tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian để bất cứ dự luật nào trở thành luật. Hơn nữa, ngôn ngữ của dự luật vẫn có thể được sửa đổi và nó vẫn có thể được áp dụng đối với các nền tảng công nghệ trong một khoảng thời gian sau khi giá trị vốn hóa thị trường giảm xuống dưới ngưỡng quy định. Nếu được thông qua, các dự luật có thể gây ra tác động đáng kể tới Meta do nó sẽ khiến các nền tảng trong diện được giám sát gặp nhiều khó khăn hơn trong việc mua lại các đối thủ tiềm năng của mình.

Một dự luật của Thượng viện được Ủy ban Tư pháp thông qua gần đây với cái tên Đạo luật Đổi mới và Lựa chọn Trực tuyến của Mỹ thậm chí đã áp dụng ngưỡng vốn hóa thị trường thấp hơn so với dự luật của Hạ viện ở mức 550 tỷ USD.

Tuy nhiên, cột mốc quan trọng này chỉ ra một trong những thách thức của việc soạn thảo luật nhắm đến ngành công nghệ. Ngoài việc đảm bảo các dự luật không giải quyết những thách thức lỗi thời vào thời điểm chúng được thông qua, các nhà lập pháp còn phải cố gắng bao phủ được một nhóm các công ty được chọn.

Facebook hiện cũng đang vướng vào một vụ kiện chống độc quyền theo luật hiện hành của Ủy ban Thương mại Liên bang. Cơ quan này đã cáo buộc tập đoàn công nghệ sử dụng việc mua lại hai nền tảng khác là Instagram và WhatsApp để duy trì thế độc quyền của mình. Nếu các dự luật mới này trở thành luật và Meta phải tuân theo nó, nó có thể tạo ra thậm chí là nhiều thử thách hơn nữa cho công ty khi thực hiện các thương vụ mua lại tương tự trong tương lai.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.