Xiaomi mất vị trí số hai trên thị trường smartphone

Smartphone Xiaomi
18:14 - 24/11/2021
Ảnh: shutterstock
Ảnh: shutterstock
0:00 / 0:00
0:00
Do thiếu hụt chip và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, Xiaomi đã phải chứng kiến mức doanh thu sụt giảm trong quý III và để tuột mất vị trí nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới vào tay Apple.

Đại diện Xiaomi cho biết việc kinh doanh lĩnh vực điện thoại thông minh đã bị ảnh hưởng nặng nề do cơn khủng hoảng thiếu hụt linh kiện bán dẫn trên thế giới hiện nay. Theo dự đoán của các chuyên gia, xu hướng này còn có thể tiếp diễn ít nhất cho đến nửa đầu năm 2022.

Chủ tịch của hãng, ông Wang Xiang nhận định 2021 là một năm đặc biệt với các lĩnh vực công nghệ cao trên thế giới do sự thiếu hụt linh kiện và điều này đặt ra thách thức lớn với hãng. Trong quý 3 năm 2021, công ty chỉ ghi nhận 43,9 triệu lô hàng điện thoại thông minh, giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Wang Xiang tại một buổi họp báo của Xiaomi ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Techsignin

Ông Wang Xiang tại một buổi họp báo của Xiaomi ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Techsignin

Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint Tarun Pathak cho biết, mặc dù tình trạng thiếu linh kiện ảnh hưởng chung đến hầu hết mọi nhà cung cấp, Xiaomi phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn hơn do sự đa dạng các sản phẩm điện tử của mình. Theo ước tính, công ty đã cung cấp hơn 50 mẫu điện thoại thông minh khác nhau trong quý III so với con số 14 mẫu mà Apple đang có trên thị trường. Chính sự đa đạng vốn là điểm mạnh của hãng giờ sẽ trở thành một thử thách trong tình trạng hiện tại.

Chính những nguyên do trên đã khiến Xiaomi vuột mất vị trí số hai trên thị trường smartphone. Về phía Apple, tình trạng này ngược lại đã giúp hãng giành lại vị trí đã mất của mình. Theo Canalys Research, gã khổng lồ công nghệ Mỹ còn được hưởng lợi từ doanh số bán iPhone 13. Cụ thể, có 15% tổng số lô hàng thiết bị thông minh được xuất xưởng trên toàn thế giới trong quý III là của Apple, chỉ nhiều hơn 1% so với Xiaomi.

Tuy nhiên, các dịp lễ lớn vào cuối năm sắp đến, đặc biệt là Tết nguyên đán sẽ là cơ hội có thể giúp hãng công nghệ Trung Quốc lấy lại được vị thế của mình, thậm chí tiến gần đến mục tiêu cuối cùng là trở thành số một.

Để đạt được điều này, Xiaomi cần củng cố lại vị thế của mình tại hai thị trường trọng yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời nỗ lực thể hiện mình hơn tại các thị trường khác. Ông Pathak nhận định nếu công ty muốn trở thành số một thì sẽ cần phải mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia hơn là hai quốc gia trên, đặc biệt là thị trường Mỹ. Mỹ là nơi tiêu thụ smartphone đứng thứ 3 thế giới và đáng tiếc cho đến hiện tại, quốc gia này không nằm trong kế hoạch đầu tư của hãng.

Gần đây, ngoài thị trường nền tảng là điện thoại di động, công ty cũng đã tuyên bố tấn công vào thị trường xe điện. Nếu mọi việc tiến triển theo đúng kế hoạch, Xiaomi sẽ có thể bắt đầu tiến hành sản xuất xe điện hàng loạt vào nửa đầu năm 2024.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.