Xử lý nghiêm việc trục lợi từ tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu phía bắc

cửa khẩu Việt nAM
11:03 - 09/02/2022
Xử lý nghiêm việc trục lợi từ tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu phía bắc
0:00 / 0:00
0:00
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 800/VPCP-KTTH ngày 8/2 nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về tình hình giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh trương tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc

Đặc biệt, cần xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định đối với các hành vi lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hoá để vi phạm pháp luật.

Trước đó, tại Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 10/1/2022, Phó Thủ tướng đã đưa ra giải pháp trước mắt là các bộ Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương biên giới tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại giao tương ứng với cơ quan chức năng của Trung Quốc, để thống nhất thời gian mở cửa cũng như tăng thời gian làm việc tại khu vực cửa khẩu.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) khẩn trương có hướng dẫn cụ thể các quy định, tiêu chuẩn về điều kiện y tế phòng chống dịch COVID-19 hài hòa với phía Trung Quốc (về tiêm vaccine, xét nghiệm, khử khuẩn…) tại khu vực cửa khẩu biên giới các tỉnh phía bắc, nhất là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.

Chủ tịch UBND các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh cần chủ động, quyết liệt hơn trong việc điều phối và chỉ đạo các lực lượng chức năng trong việc thông báo, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới, giảm thiểu ngay tình trạng ùn tắc.

Về giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan rà soát lại hình thức, chính sách và kiểm soát chặt chẽ hoạt động trao đổi cư dân biên giới, đưa hình thức trao đổi cư dân về đúng bản chất để tăng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch nhằm tận dụng các phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tổng thể quy hoạch vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản. Cần bảo đảm đầy đủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa. Đồng thời, tích cực đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch”.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.