5 tháng đầu năm, CTCP Đầu tư Nam Long đạt hơn 7.800 tỷ đồng doanh thu

NLG Việt nAM
16:23 - 14/06/2022
5 tháng đầu năm, CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) ước đạt hơn 7.800 tỷ đồng doanh thu. Nguồn: Waterpoint.
5 tháng đầu năm, CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) ước đạt hơn 7.800 tỷ đồng doanh thu. Nguồn: Waterpoint.
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 và lũy kế 5 tháng đầu năm 2022. Theo đó, NLG ước tính thực hiện khoảng 35% kế hoạch doanh số năm 2022 sau 5 tháng.

Tính trong 4 tháng đầu năm, doanh số NLG đạt gần hơn 5.800 tỷ đồng, đến từ các dự án Mizuki (hơn 1.700 tỷ), dự án Flora Akari (gần 1.900 tỷ), dự án Izumi City – Đồng Nai (hơn 1.330 tỷ), Southgate và Nam Long Central Lake Cần Thơ (gần 1.000 tỷ đồng).

Riêng tháng 5, doanh số của NLG đạt 2.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các sản phẩm biệt thự/villa của dự án Waterpoint và The Mizuki. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, tổng doanh số NLG ước đạt trên 7.800 tỷ đồng.

Năm 2022, NLG lên kế hoạch doanh số bán hàng đạt trên 23.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so với doanh số đạt được năm 2021 là 5.927 tỷ đồng. Như vậy, NLG đã thực hiện khoảng gần 35% chỉ tiêu doanh số đã đề ra trong năm 2022.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, NLG đặt mục tiêu doanh thu đạt 7.151 tỷ đồng tăng 37%; lãi ròng 1.206 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2021. Nếu hoàn thành được kế hoạch đề ra, lãi của NLG sẽ lập kỷ lục với lần đầu tiên vượt mốc ngàn tỷ.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, thời gian tới, NLG sẽ tiếp tục triển khai hàng loạt khu đô thị lớn như Southgate (Waterpoint giai đoạn 1 - 165 ha), Mizuki (26 ha), Izumi City (170 ha), Akari, Nam Long - Cần Thơ (43 ha), Nam Long Đại Phước (45 ha),… với mục tiêu tổng doanh số đạt 2 tỷ USD trong 3 năm tới.

Mới đây, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, vợ ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT NLG đã mua vào hơn 2,56 triệu cổ phiếu NLG từ ngày 28/4 đến 27/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Sau khi giao dịch hoàn tất, bà Ngọc đã nâng sở hữu tại NLG từ hơn 15,77 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,12%) lên 18,34 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,79%). Trước đó, bà Ngọc đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu nhưng do có thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư trong thời gian thực hiện giao dịch nên chỉ mua được hơn 2,56 triệu cổ phiếu. Với giá đóng cửa bình quân trong thời gian giao dịch là 46.943 đồng/cổ phiếu, ước tính bà Ngọc đã chi hơn 120 tỷ đồng để gom vào số cổ phiếu đã đăng ký.

Trước đó, từ ngày 29/4 đến 23/5, ông Nguyễn Xuân Quang đã mua vào 1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 11,61% lên 11,87% vốn điều lệ.

Ở chiều ngược lại, CTCP Đầu tư Thái Bình, cổ đông lớn của NLG đã đăng ký bán 2,5 triệu cổ phiếu từ ngày 30/5 đến ngày 28/6 nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. Giao dịch này sẽ được thực hiện qua phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Nếu giao dịch hoàn tất, cổ đông lớn này sẽ giảm sở hữu tại NLG từ hơn 23,74 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,2%) lên 21,24 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,5%). Tạm tính theo mức giá NLG đóng cửa ngày 30/5 là 47.800 đồng/CP, tổ chức này có thể thu về hơn 119 tỷ đồng nếu giao dịch thành công.

Bên cạnh đó, ngày 30/6 tới đây, NLG sẽ thực hiện chi trả cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền, tỷ lệ 5,6% sau khi đã chốt danh sách vào ngày 25/5.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.