Apple sẽ lắp ráp iPad tại Việt Nam nhằm khôi phục chuỗi cung ứng

apple Việt nAM
15:12 - 02/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Máy tính bảng iPad sẽ là dòng sản phẩm thứ 2 được hãng công nghệ Apple lắp ráp tại Việt Nam. Đây là nỗ lực không ngừng của Apple trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thể hiện tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam với hãng công nghệ Mỹ.

Theo Nikkei Asia, Apple chuẩn bị dời một phần dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam, nguyên nhân đến từ chính sách phong tỏa chống Covid-19 tại Thượng Hải đã khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong nhiều tháng.

Vào tháng 1 năm ngoái, nguồn tin của Nikkei Asia từng cho biết Apple đã cân nhắc việc mở rộng các cơ sở sản xuất iPad ra bên ngoài Trung Quốc, với điểm đến dự kiến là Việt Nam. Tuy nhiên dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát tại Việt Nam khiến kế hoạch chậm trễ.

Năm ngoái, hãng bán 58 triệu iPad trên toàn cầu, phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.
Năm ngoái, hãng bán 58 triệu iPad trên toàn cầu, phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.

Ngoài kế hoạch hiện tại, Apple cũng đang thảo luận với BYD, một trong những nhà lắp ráp iPad tại Trung Quốc để xây dựng dây chuyển sản xuất iPad tại Việt Nam, dự kiến sớm đi vào hoạt động với quy mô nhỏ ở thời gian đầu. Bên cạnh đó, hãng cũng đang yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện tích trữ kho để sẵn sàng với các tình huống tương lai.

Như vậy, iPad sẽ trở thành dòng sản phẩm thứ 2 được Apple gia công lắp ráp tại Việt Nam, sau tai nghe AirPods từ năm 2020. Động thái này không chỉ cho thấy nỗ lực không ngừng của Apple trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng mà còn cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam đối với nhà sản xuất công nghệ này.

Ráo riết khôi phục chuỗi cung ứng

Để bảo vệ chuỗi cung ứng khỏi gián đoạn, Apple đã yêu cầu đối tác tăng cường nguồn cung cấp bổ sung các thành phần như bảng mạch in và các bộ phận cơ khí và điện tử, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất tại và xung quanh Thượng Hải, nơi các hạn chế liên quan đến Covid-19 dẫn đến tình trạng thiếu hụt và chậm trễ hậu cần.

Ngoài ra, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp nhanh chóng di chuyển để đảm bảo nguồn cung một số loại chip, bao gồm mạch điều khiển năng lượng cho các mẫu iPhone 14.

Cụ thể, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tích lũy linh kiện, với mục tiêu đảm bảo không bị thiếu hụt trong vài tháng tới. Các yêu cầu này áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm của hãng, bao gồm iPhone, iPad, AirPods và MacBook.

Cơ sở lắp ráp máy tính Mac Pro tại Austin, Texas (Mỹ). Ảnh: MacGeneration.
Cơ sở lắp ráp máy tính Mac Pro tại Austin, Texas (Mỹ). Ảnh: MacGeneration.

Hãng công nghệ này hy vọng các nhà cung cấp có thể chuẩn bị đủ các thành phần bổ sung để bù đắp được số lượng sản xuất ở Thượng Hải và các tỉnh lân cận như Giang Tô, nơi có nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng cao hơn.

Theo Nikkei, hãng công nghệ của Mỹ này thậm chí đã giúp một số nhà cung cấp gánh thêm chi phí hậu cần cho vận tải hàng không và đường bộ để đảm bảo các nguyên vật liệu quan trọng cho quá trình sản xuất đến đúng thời hạn.

Trước đó ngày 22/5, Wall Street Journal đưa tin Apple đang tìm cách thúc đẩy sản xuất các sản phẩm của hãng ở bên ngoài Trung Quốc do chính sách kiểm soát Covid-19 chặt chẽ của Bắc Kinh. Ấn Độ, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á là các nước được Apple cân nhắc dịch chuyển sản xuất.

Tại Việt Nam, Apple không có nhà máy sản xuất trực tiếp nào nhưng có đến 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, các đối tác của Apple ở Việt Nam gồm Foxconn, Pegatron, Luxshare… đã đầu tư lớn vào Việt Nam để sản xuất trong thời gian qua với việc tập trung nhiều ở các tỉnh khu vực phía Bắc.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.