Apple tăng gấp đôi sử dụng vật liệu tái chế trong các sản phẩm

apple MỸ
07:00 - 20/04/2022
Các mẫu sản phẩm iPhone được trưng bày ở một cửa hàng tại Mỹ.
Các mẫu sản phẩm iPhone được trưng bày ở một cửa hàng tại Mỹ.
0:00 / 0:00
0:00

Theo báo cáo tiến bộ môi trường năm 2022, Apple đã tiết lộ rằng 18% vật liệu trong các sản phẩm năm 2021 được tái chế hoặc làm mới, tỷ lệ "cao nhất từ ​​trước đến nay" ở nhà sản xuất iPhone và tăng 50% so với năm trước đó.

Apple công bố báo cáo tiến bộ môi trường năm 2022 nhằm chào đón Ngày Trái đất (22/4) sắp tới, với một loạt các sáng kiến ​​về môi trường bao gồm việc mở rộng sử dụng vật liệu tái chế trong các sản phẩm của mình. Cũng trong năm 2021, có tới 59% nhôm trong các sản phẩm Apple xuất xưởng đến từ các nguồn tái chế, với một số sản phẩm chứa 100% vật liệu tái chế bên trong vỏ máy.

Các sản phẩm Apple trong tương lai sẽ sử dụng nhôm “xanh”.
Các sản phẩm Apple trong tương lai sẽ sử dụng nhôm “xanh”.

Hãng công nghệ này cho biết họ đã cắt giảm gần như toàn bộ việc sử dụng nhựa trong bao bì của mình. Apple đã giảm 75% lượng nhựa trong bao bì kể trong giai đoạn 2015 - 2021. Vật liệu này chỉ chiếm 4% bao bì vào năm 2021 và iPhone hiện là thiết bị cầm tay duy nhất của công ty không có bất kỳ vật liệu đóng gói nào bằng nhựa. Apple hy vọng sẽ loại bỏ tất cả việc sử dụng nhựa trong bao bì vào năm 2025.

Các sản phẩm của Apple bao gồm 45% các nguyên tố đất hiếm tái chế và 30% thiếc tái chế. Công ty đã sử dụng 100% thiếc tái chế để hàn bảng mạch chính của tất cả các sản phẩm iPhone, iPad, AirPods và Mac mới. Pin iPhone cũng sử dụng 13% coban tái chế. Công ty hiện sử dụng vàng tái chế đã được chứng nhận trên iPhone 13 và iPhone 13 Pro, để mạ bảng logic chính và dây camera trước và sau.

Lợi ích của việc tái sử dụng tất cả vật liệu này là sẽ làm giảm việc khai thác cho những vật liệu mới. Apple cho biết: "Trong 1 tấn iPhone được tái chế, lượng vàng thu hồi bằng 300 lần so với việc khai thác một tấn quặng". Ngoài việc tái sử dụng vật liệu, Apple đã phân phối 12,2 triệu thiết bị tân trang vào năm ngoái.

Hình ảnh Robot tái chế Daisy của Apple có thể tháo rời các mẫu iPhone.
Hình ảnh Robot tái chế Daisy của Apple có thể tháo rời các mẫu iPhone.

Trong báo cáo, Apple cũng đã công bố một loại máy mới có tên “Taz” giúp thu hồi các vật liệu có thể tái chế từ thiết bị điện tử. Ngoài ra, robot tái chế Daisy có thể tháo rời 23 mẫu iPhone khác nhau với tốc độ 200 thiết bị mỗi giờ, giúp Apple tái chế các thành phần và bộ phận chất lượng cao mà họ không thể thực hiện bằng tay.

Năm 2022, Apple cũng đã phát hành báo cáo tiến bộ môi trường, trong đó nêu chi tiết về tiến trình sản xuất không tạo ra CO2 vào năm 2030 và giảm thiểu chất thải. Kể từ năm 2018, các văn phòng, cửa hàng và trung tâm dữ liệu của Apple đã chạy bằng 100% năng lượng tái tạo.

“Chúng tôi đang đạt được tiến bộ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và một ngày nào đó sẽ tạo ra các sản phẩm không sử dụng nguyên liệu từ trái đất”, bà Lisa Jackson, Phó chủ tịch về môi trường, chính sách và sáng kiến ​​xã hội của Apple, cho biết. “Khi chuỗi cung ứng toàn cầu của chúng tôi chuyển đổi sang năng lượng sạch thì đây sẽ là con đường để các công ty khác noi theo”, bà nói thêm.

Từ nay cho đến Ngày Trái đất 22/4, Apple có kế hoạch quyên góp 1 USD sau mỗi một giao dịch mua được thực hiện trên apple.com hoặc trong ứng dụng Apple Store thông qua Apple Pay dành cho Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), với số tiền quyên góp tối đa là 1 triệu USD. Sáng kiến ​​này sẽ áp dụng cho một số quốc gia bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh và Canada.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.