Bất động sản Trung Quốc sụt giảm cả cung lẫn cầu

bđs TRUNG QUỐC
17:33 - 15/11/2021
Ngành bất động sản Trung Quốc đã chứng kiến sự “chững lại” mạnh kể từ tháng 5 năm nay. Ảnh: Reuters
Ngành bất động sản Trung Quốc đã chứng kiến sự “chững lại” mạnh kể từ tháng 5 năm nay. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong những tháng cuối năm, giá cả tại thị trường bất động sản của Trung Quốc giảm sâu, do cả nguồn cung và cầu trong nước đều đi xuống.

Từng chiếm 1/4 tổng sản phẩm GDP, ngành bất động sản Trung Quốc đang chứng kiến sự chững lại mạnh kể từ tháng 5 năm nay. Nguyên nhân là do tâm lý của cả người mua, người bán và các nhà đầu tư ngày càng lung lay sau cuộc khủng hoảng của tập đoàn China Evergrande và một số công ty bất động sản khác.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích dự đoán cán cân cung - cầu sẽ trở lại bình thường vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2022 khi các cơ quan quản lý điều chỉnh chính sách để ổn định lĩnh vực này.

Trượt giá trên cả cung và cầu

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia (NBS) mới công bố, giá nhà mới trong tháng 10 đã giảm trung bình 0,2%, mức trượt giá đầu tiên kể từ tháng 3/2015. Doanh số bán nhà cũng giảm 22,65% so với cùng kỳ năm ngoái và là lần giảm thứ tư liên tiếp với thấp nhất trong năm nay.

Trên thị trường bán lại, giá bất động sản đều trên đà giảm, trừ 6 trong số 70 thành phố lớn vẫn bình ổn giá. Giá bán lại đã giảm ở gần như tất cả các thành phố trong năm nay, với ít nhất 20 thành phố giảm trong 5 tháng trở lên. Tại trung tâm công nghệ phía nam Thâm Quyến, giá đã giảm trong 6 tháng liên tiếp.

Về phía nguồn cung, số lượng các công trình xây dựng mới đã giảm 33,14% so với cùng kỳ tháng 10 hàng năm, kéo dài mức giảm 13,54% trong tháng 9. Tổng đầu tư của các nhà phát triển vào các dự án đã giảm 5,4%, sâu hơn mức giảm 3,5% một tháng trước đó.

Công nhân làm việc tại công trường xây dựng Trung tâm Greenland Vũ Hán, một tòa nhà chọc trời cao 636 m ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Công nhân làm việc tại công trường xây dựng Trung tâm Greenland Vũ Hán, một tòa nhà chọc trời cao 636 m ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Nới lỏng các chính sách để cứu thị trường

Các quy định khắt khe hơn về khoản vay mới kể từ mùa hè năm ngoái đã siết chặt tài chính của các nhà phát triển và phủ bóng lên các dự án mới tại Trung Quốc. Quốc gia này được cho là sẽ giữ vững các chính sách hạn chế việc các nhà phát triển vay quá mức và mua nhà để đầu cơ, mặc dù đã nới lỏng các điều kiện tài chính để giúp người thực sự cần mua nhà.

Ông Zhang Dawei, chuyên gia phân tích của Công ty đại lý bất động sản Centaline, cho biết: “Nhìn chung, đáy của các chính sách bất động sản đã xuất hiện nhưng thị trường vẫn đang được điều chỉnh theo chiều hướng giảm dần”. “Các chính sách sẽ ngày càng nới lỏng hơn và thị trường được kỳ vọng sẽ dần ổn định, vì mục đích của các quy định là để ổn định thị trường, không để tăng hay giảm mạnh”, ông nói thêm.

Vào tháng 9, các nhà chức trách đã nhận xét gói hỗ trợ tài chính do các ngân hàng cung cấp cho những người mua nhà chính chủ “cứng nhắc”, vì chỉ đề cập hỗ trợ việc mua hoặc thuê cho những người mới kết hôn hoặc đang tìm kiếm nhà ở giá rẻ.

Các khoản cho vay thế chấp mới đã tăng 40% trong tháng 10 so với tháng trước lên 54,55 tỷ USD, mặc dù số tiền này chỉ cao hơn 7% so với mức trung bình hàng tháng trong chín tháng đầu năm.

Một số ngân hàng Trung Quốc trong những tuần gần đây đã tăng tốc giải ngân các khoản cho vay mua nhà để hỗ trợ tâm lý người mua, nhưng không có sự chấp thuận chính thức của cơ quan quản lý được đưa ra. Theo đánh giá của ông Xu Xiaole, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Beike: “Thị trường dự kiến ​​có thể sẽ chạm đáy vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau”.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.