Bộ Công Thương ban hành chỉ thị mới về xuất khẩu gạo

Gạo BỘ CÔNG THƯƠNG
16:48 - 15/08/2023
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15/8/2023 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay. 

Thời gian qua, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp do tác động bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước như Ấn Độ, UAE, Nga; hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực; diễn biến địa chính trị còn phức tạp (Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen)...

Tình hình này đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam, Bộ Công Thương nhận định.

Trong bối cảnh trên, để công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, đảm bảo lợi ích của người trồng lúa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định; đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả; đồng thời triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 3/7/2023 và Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15/8/2023.

Theo Chỉ thị đó, Tổng cục Quản lý thị trường được yêu cầu tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.

Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ, trình Chính phủ trong quý III/2023, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo trong tình hình mới.

Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong thời gian tới.

Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong thời gian tới.

Cục tiếp tục đôn đốc Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Bao gồm, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về lượng thóc, gạo tồn kho, tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo; thu mua thóc, gạo hàng hóa nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước và đảm bảo an ninh lương thực.

Cục Xúc tiến thương mại tiến hành bố trí kinh phí cho các chương trình xúc tiến thương mại gạo trong Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại hàng năm. Chủ trì, phối hợp đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đến các nhà phân phối trong nước và ngoài nước

Cục Phòng vệ thương mại triển khai các hoạt động cảnh báo nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và trợ giúp thương nhân xuất khẩu gạo trong trường hợp bị nước nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Vụ Chính sách thương mại đa biên trong quá trình đàm phán tại các diễn đàn song phương, đa phương phối hợp đàm phán về mở cửa thị trường và các biện pháp phi thuế quan đối với mặt hàng gạo để gỡ bỏ các rào cản, tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo. Đồng thời, tận dụng tiến trình rà soát các hiệp định đã được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch thuế quan dành cho sản phẩm gạo của Việt Nam.

Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ ngành gạo tận dụng hiệu quả các FTA; kịp thời thông tin về những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề cần lưu ý đối với xuất khẩu gạo vào các thị trường có FTA với Việt Nam.

Ảnh minh họa: Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tăng cường chủ động cập nhật tình hình xuất khẩu và các động thái chính sách liên quan tại nước sở tại.

Ảnh minh họa: Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tăng cường chủ động cập nhật tình hình xuất khẩu và các động thái chính sách liên quan tại nước sở tại.

Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại các nước theo dõi sát tình hình thị trường, động thái cơ chế chính sách xuất khẩu, nhập khẩu khẩu gạo của nước sở tại. Trong đó, đáng chú ý là các thị trường sản xuất, xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Campuchia, Mỹ...

Chỉ đạo Thương vụ phối hợp triển khai các hoạt động quảng bá sản phẩm gạo Việt tại thị trường nước ngoài; đặc biệt với các loại gạo chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao để thâm nhập các thị trường khó tính, thị trường ngách.

Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo Sở Công Thương địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung, đảm bảo chất lượng và cân đối cung cầu mặt hàng gạo tại thị trường trong nước, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, góp phần bình ổn giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Sở NN&PTNT địa phương rà soát tình hình sản xuất thóc, gạo tại địa phương, thông tin tới Bộ Công Thương về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch trên địa bàn.

Đôn đốc các doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng thóc, gạo để đảm bảo cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá thóc, gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường gạo thế giới, dự báo nhu cầu nhập khẩu của các thị trường; diễn biến tình hình thị trường trong nước (giá thóc, gạo nội địa, lượng gạo tồn kho,...), chủ động phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đề xuất các biện pháp xử lý đảm bảo an ninh lương thực và hiệu quả trong xuất khẩu gạo.

Chủ động đề xuất với Bộ Công Thương các chương trình xúc tiến thương mại và cách tiếp cận đối với từng thị trường cụ thể. Căn cứ đặc điểm thị trường, phương thức kinh doanh, nhập khẩu của các đối tác, hiệp hội sẽ hỗ trợ, điều phối các thương nhân xuất khẩu gạo tiếp cận phù hợp đối với từng thị trường.

Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Chủ động theo dõi sát tình hình thương mại gạo thế giới, trao đổi cùng hiệp hội để xây dựng phương án tổ chức sản xuất, giao dịch, đàm phán đảm bảo hiệu quả xuất khẩu. Tích cực tham gia chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn sở tại, góp phần bình ổn giá thóc, gạo nội địa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tin liên quan

Đọc tiếp